Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012
CỘNG ĐỒNG CHÍNH TRỊ
*** Chữ viết tắt
CT = Chính trị
GHXH = Giáo huấn xã hội của Giáo hội
GLCG = Sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo
TLHT = Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội
Các thông điệp: CA = Centesimus annus; MM = Mater et Magistra; PT = Pacem in terris.
GS = Hiến chế Gaudium et spes (Vui mừng và Hy vọng) của công đồng Vaticanô II
Cũng như những bài trước, chúng tôi sẽ phân làm hai mục: 1/ Trình bày sơ lược chương 8 của sách TLHT. 2/ Nhận xét.
Mục I. Chương Tám TLHT
Chương này tuy ngắn nhưng được chia thành 6 đoạn bởi vì đụng đến nhiều vấn đề: 1/ Khía cạnh Thánh Kinh. 2/ Nền tảng và mục đích của cộng đồng chính trị. 3/ Quyền bính chính trị. 4/ Chế độ dân chủ. 5/ Cộng đồng chính trị phục vụ cộng đồng dân sự. 6/ Nhà Nước và các cộng đồng tôn giáo.
Ta có thể tạm vạch ra thứ tự như thế này: sau khi mở đầu bằng vài suy tư Kinh thánh, sách TLHT bàn đến ý nghĩa của cộng đồng chính trị (đoạn 2); cộng đồng chính trị được điều khiển do quyền bính chính trị hay chính quyền (đoạn 3). Đó là hai đoạn dài hơn cả, liên quan đến bản chất của cộng đồng chính trị; những đoạn còn lại được coi như bổ túc cho hai đề tài đó, liên quan đến cách điều hành.
Lần trước chúng tôi đã ghi nhận rằng từ chương Sáu cho đến chương Mười Một, mỗi chủ đề được mở đầu với một đoạn về nền tảng Kinh thánh; tuy nhiên như sẽ nói trong mục II, tổ chức chính trị của nước Do thái (Kinh thánh Cựu ước) và đế quốc Rôma (Tân ước) khác với tổ chức chính trị vào thời chúng ta, ít là về hai điểm cơ bản: 1) sự phân biệt giữa cộng đồng dân sự và cộng đồng chính trị (Nhà Nước); 2) sự phân biệt giữa cộng đồng chính trị và cộng đồng tôn giáo (quyền đời và quyền đạo). Cả ba cộng đồng (chính trị, dân sự, tôn giáo) đều là “xã hội”, nhưng xã hội không thể nào đơn thuần đồng hoá với một trong ba cộng đồng ấy. Sự phân biệt này sẽ được giải thích ở đoạn 5 và đoạn 6, nhưng chúng ta đã có thể thấy sự phân biệt ngay từ mục 3, khi nói đến nguồn gốc quyền bính chính trị (khác với vấn đề quyền bính tôn giáo, cách riêng đối với Giáo hội Công giáo).
Mục II. Nhận xét
1. Chính trị - Chính quyền
2. Việc dịch thuật: politique; peuple - nation - état; authorité - pouvoir; droit - loi; liberté religieuse.
A. Các định chế
1. Dân tộc và quốc gia
2. Nhà nước và xã hội dân sự
B. Các học thuyết
1. Nguồn gốc quyền bính
2. Chủ quyền thuộc về toàn dân
3. Quyền hành và các chính thể
4. Uy thế và quyền hành
5. Chính trị và tôn giáo
A. Luân lý và chính trị: 1/ Chính trị là gì? 2/ Luân lý và CT
B. Một thoáng nhìn các văn kiện GHXH về CT
C. Quyền bính CT: 1/ Nguồn gốc. 2/ Giới hạn. 3/ Bổn phận công dân
D. Chế độ dân chủ: 1/ Ý nghĩa. 2/ Giá trị và giới hạn. 3/ Các định chế. 4/ Đảng phái
E. Nhà Nước và tôn giáo
F. Người tín hữu giáo dân với CT
------------
Tiếp theo hai chương về lao động và kinh tế là hai chương về chính trị (quốc nội và quốc tế). Nhiều tác giả xếp đặt thứ tự ngược lại: bàn về chính trị trước, rồi kinh tế sau[1]. Dù sao, trong những chương trước đây, sách TLHT đã đề cập đến chính trị rồi, chẳng hạn như: chương Bốn (về công ích, số 168-170; nguyên tắc hỗ trợ, số 185-188; sự tham gia dân chủ, số 189-191), chương Năm (về gia đình, số 247; 254), chương Sáu (về lao động, số 291-293) và chương Bảy (sự can thiệp của Nhà Nước vào sinh hoạt kinh tế, số 351-355). Chương này tuy không dài, nhưng được chia làm nhiều đoạn, vì đụng đến nhiều vấn đề tranh cãi và phải nói là “nhạy cảm”. Nhiều nguyên tắc của chương Bốn được lặp lại ở đây (công ích, hỗ trợ, tham gia).
Chúng tôi sẽ chia các nhận xét làm ba đoạn: 1/ Nhận xét về từ ngữ. 2/ Lịch sử các thể chế và học thuyết. 3/ Giáo huấn xã hội. Hai đoạn đầu được coi như bối cảnh cho đoạn ba. Sau cùng, trong phần kết luận, chúng ta sẽ nghiên cứu Kinh thánh.
Lm Phan Tấn Thành, O.P.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
[1] Chẳng hạn : The Social Agenda; Một cái nhìn về GHXHCG của GM Nguyễn Thái Hợp
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)