A. Sự cần
thiết của công ăn việc làm
1. Làm
việc là một quyền lợi căn bản và một điều thiện đối với con người (số 287). Lao
động là một giá trị cho cá nhân, đồng thời cũng là một điều cần thiết để thành
lập và nuôi sống gia đình; thủ đắc tài sản; đóng góp vào công ích. Thất nghiệp
là một tệ nạn xã hội, cách riêng đối với các thế hệ trẻ.
2. Làm
việc là một điều thiện cho hết mọi người, và phải nằm trong tầm tay của những
người có khả năng (số 288). Mục tiêu của hết mọi hệ thống kinh tế nhắm đến công
bình và công ích là phải tạo ra công ăn việc làm cho hết mọi người. Đây là một
trách nhiệm nặng nề của những người hoặc cơ quan định hướng chính sách lao động
và kinh tế trên bình diện quốc gia và quốc tế.
3. Một
hệ thống kinh tế được đánh giá qua những viễn ảnh lao động mà nó có thể cung
cấp (số 289). Nạn thất nghiệp là một thảm cảnh đè nặng trên nhiều tầng lớp xã
hội.
4. Tầm
quan trọng của hệ thống giáo dục và đào tạo (số 290). Hệ thống giáo dục phải
cho phép đối diện với nhu cầu thay đổi việc làm nhiều lần trong suốt thời kỳ
lao động. Các bạn trẻ phải học cách đối phó với những rủi ro kèm theo bối cảnh
kinh tế hay thay đổi và những diễn biến không thể lường được.
B. Vai trò của
Nhà Nước và xã hội dân sự trong việc cổ động quyền làm việc
1. Nhà
Nước có nhiệm vụ cổ võ những chính sách thúc đẩy lao động (số 291). Tuy nhiên
Nhà Nước không có phận sự phải bảo đảm trực tiếp quyền làm việc của các công
nhân bằng cách chỉ huy tất cả đời sống kinh tế. Nhà Nước cần nâng đỡ hoạt động
của các doanh nghiệp, bằng cách tạo ra những điều kiện cho phép cung cấp việc
làm.
2. Cần
cổ võ sự hợp tác hữu hiệu giữa các chính phủ (số 292). Ngày nay các tương quan
kinh tế tài chánh và thị trường lao động mang tầm kích hoàn vũ. Vì thế cần phải
ký kết những thoả ước và những hành động chung nhằm bảo vệ quyền làm việc và
lương bổng. Trong lãnh vực này, các tổ chức quốc tế và nghiệp đoàn có vai trò
quan trọng.
3. Nên
khuyến khích các mô hình “tự quản trị” mà thông điệp Rerum novarum đã đề
cập để cổ võ quyền làm việc (số 293).
C. Gia đình và
quyền làm việc
Lao động là
nền tảng xây dựng gia đình. Đời sống gia đình và lao động chi phối lẫn nhau
bằng nhiều cách: có những thứ lao động gây thiệt hại cho gia đình, và có những
khủng hoảng gia đình gây ảnh hưởng tiêu cực cho lao động (số 294). Cần tránh
hai điều sai lầm: quan niệm tư riêng về gia đình và quan niệm kinh tế về lao
động.
D. Phụ nữ và
lao động (số 295)
Tất cả mọi
hình thức xã hội đều cần đến thiên tài người phụ nữ. Cần làm thế nào để cho các
phụ nữ có thể tham gia vào ngành lao động, qua việc đào tạo nghề nghiệp cho họ,
cũng như tổ chức công việc cách nào để phụ nữ không mất đi nữ tính và những
nghĩa vụ gia đình (cách riêng đối với các bà mẹ).
E. Lao động
của các trẻ em (số 296)
Lao động của
các trẻ em là một điều cưỡng bức. Các trẻ em chỉ được nhận vào giới lao động
vào tuổi mà các em đã phát triển các sức lực thể lý, trí tuệ và luân lý (Rerum
novarum, số 11). Học thuyết xã hội tố cáo sự tăng gia nạn khai thác lao
động trẻ em dưới những điều kiện làm nô lệ.
F. Di dân và
lao động
1. Hiện tượng
người di dân có thể là một nguồn lợi thay vì là một ngăn trở cho sự phát triển
(số 297). Hiện tượng di dân càng ngày càng gia tăng: những người gốc từ những
miền nghèo khổ muốn đi tìm những điều kiện sinh sống khá hơn. Hiện tượng di dân
thường bị coi như là mối đe doạ cho những nước tiên tiến, nhưng trên thực tế,
những người di cư đáp ứng cho một một nhu cầu nhân công tại đây.
2. Những nước
đón tiếp cần tạo ra những điều kiện bảo đảm quyền lợi cho người di dân (số
298): quy định những điều kiện nhập cư theo tiêu chuẩn công bình, ngõ hầu có
thể tìm công ăn việc làm xứng hợp cho người di dân; tránh việc bóc lột công
nhân nước ngoài; tạo cơ hội đoàn tụ gia đình và hòa nhập vào xã hội. Đồng thời,
trong tầm mức có thể, các nước tiền tiến cố gắng cải thiện điều kiện sinh sống
tại những nước kém mở mang, để người dân địa phương không còn phải di cư nữa.
G. Nông dân và
quyền làm việc
1. Giới nông
dân cần được quan tâm đặc biệt (số 299), vì vai trò xã hội, văn hóa và kinh tế
của họ, cũng như vì nhu cầu cần bảo vệ môi trường. Cần phải cải thiện tận gốc
để nông nghiệp lấy lại giá trị chính đáng của mình là nền tảng của nền kinh tế.
2. Tại vài
quốc gia, việc tái phân chia ruộng đất trở thành khẩn trương (số 300). Sự phát
triển kinh tế đòi hỏi phải xóa bỏ những diện tích rộng lớn không sản xuất. Việc
cải cách ruộng đất không phải là một vấn đề chính trị, nhưng còn là một nghĩa
vụ luân lý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét