Trang

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

V. Suy tư Kinh thánh

IV. Hợp tác để phát triển

III. Những hình thức lịch sử

II. Những nguyên tắc luân lý

I. Những nguyên tắc triết học

IV. Sự hợp tác quốc tế nhắm đến sự phát triển

III. Sự tổ chức cộng đồng quốc tế

II. Những quy luật nền tảng của cộng đồng quốc tế

I. Khía cạnh Thánh kinh

CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ

Viết tắt 
GHXH = Giáo huấn xã hội của Giáo hội 
GLCG = Sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo 
TLHT = Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội 

Như thói quen, chúng ta sẽ chia bài này làm hai mục: Mục 1, trình bày vắn tắt chương 9 của sách TLHT; Mục 2, nhận xét bổ túc. 

Mục 1. Cộng đồng quốc tế 

Chương 9 gồm bốn đoạn: đoạn 1 bàn về nền tảng Kinh thánh; đoạn 2 và 3 bàn về cộng đồng quốc tế dưới khía cạnh “triết học” và “pháp lý”; đoạn 4 bàn về khía cạnh “kinh tế”. Như sẽ nói trong mục 2, các vấn đề về Cộng đồng quốc tế sẽ còn tiếp tục được bàn trong hai chương kế tiếp (bảo vệ môi sinh, hòa bình). Có lẽ vì thế chương này tương đối ngắn (số 428-450: 23 số, so với 51 số của chương trước).


Mục 2. Nhận xét 

Nhập đề 
A. Khái niệm “cộng đồng quốc tế” 
B. Nền tảng triết lý của cộng đồng nhân loại 
A. Luân lý và Pháp lý (Droit) 
B. Luật quốc tế 
A. Các tổ chức quốc tế: Liên hợp quốc, NGO 
B. Tòa thánh 
A. Lịch sử mặc khải 
B. Những hệ luận cho công cuộc truyền giáo 
------ 
Nhập đề 

Vào cuối thế kỷ XIX, GHXH bắt đầu với những vấn đề lao động và tư hữu, nhưng cũng sớm mở rộng đến các vấn đề chính trị ở trong quốc gia. Với hai cuộc thế chiến của thế kỷ XX, GHXH quan tâm đến các vấn đề chính trị quốc tế. Những mốc điểm quan trọng là thông điệp Pacem in terris của chân phúc Gioan XXIII và hiến chế Gaudium et spes của công đồng Vaticanô II. 

Trong những chương vừa rồi, chúng ta thấy sách TLHT trình bày quan điểm của Giáo hội về các vấn đề gia đình, lao động, kinh tế, chính trị (chương 5-8), những vấn đề tương đối nóng bỏng, bởi vì liên quan đến đời sống thường nhật trong một quốc gia. Trong ba chương cuối cùng, sách TLHT bước sang các vấn đề quốc tế, nghĩa là của cộng đồng nhân loại. Mỗi chương nhấn mạnh đến một khía cạnh: 

- Chương 9 bàn đến những nguyên tắc luân lý và pháp lý về việc tổ chức cộng đồng quốc tế; thêm vào đó là sự hợp tác trong lãnh vực phát triển các dân tộc. 

- Chương 10 bàn về việc bảo vệ môi sinh. Vấn đề này tương đối mới mẻ. 

- Chương 11 bàn về hòa bình và chiến tranh. Đề tài này được bàn sau cùng, mặc dù có ý kiến cho rằng nên xếp trong những nguyên tắc căn bản của cộng đồng quốc tế, xét vì mục tiêu quan trọng nhất mà cộng đồng nhân loại nhắm tới là hòa bình. 

Dù sao nên lưu ý là nhiều đề tài liên quan đến cộng đồng quốc tế đã được bàn đến trong các chương trước đây rồi. Thật vậy, đừng kể những nguyên tắc nền tảng của bất cứ xã hội nào (từ làng mạc đến quốc gia và quốc tế) đã được trình bày trong phần cơ bản và sẽ còn được lặp lại trong chương này (thí dụ: nhân phẩm con người, công ích xã hội, tình liên đới, sự hỗ trợ, và bốn giá trị), một chủ đề sôi bỏng hôm nay là hiện tượng “toàn cầu hóa” (globalization) đã được bàn trong chương Bảy (số 361-367)[1]. 

Tôn trọng thứ tự của sách TLHT, lần này chúng ta chỉ bình luận về những vấn đề được nêu ở chương Chín, và để dành những vấn đề còn lại cho những chương sắp tới. 

Chương Chín gồm bốn đoạn, với tầm quan trọng không ngang nhau: 

- Đoạn Một bàn về nền tảng Thánh Kinh, rất quan trọng đối với các Kitô hữu, nhưng không thể dùng để thuyết phục những người không cùng đức tin với chúng ta. 

- Đoạn Hai mang tính cách “triết lý luật pháp” (philosophie du Droit), bàn về những nguyên tắc chi phối cộng đồng nhân loại, bao gồm cả những tương quan giữa các quốc gia. Những nguyên tắc này có giá trị bền vững. 

- Đoạn Ba mang tính cách lịch sử, nghĩa là bàn về những tổ chức hiện hành điều hành đời sống quốc tế; nó mang tính cách lịch sử và cần được cải thiện. 

- Hai đoạn vừa rồi bàn đến những vấn đề pháp lý và chính trị; đoạn Bốn bàn về khía cạnh “kinh tế” trong tương quan giữa các quốc gia. 

Cũng như đối với hai chương trước đây, chúng tôi đảo ngược thứ tự, để dành Kinh thánh cho phần cuối cùng; chúng ta sẽ thấy rằng những suy tư của Kinh thánh không chỉ liên quan đến vấn đề tổ chức cộng đồng nhân loại nhưng còn ảnh hưởng đến sứ mạng của Hội thánh trong việc xây dựng Nước Thiên Chúa. Vì vậy chúng ta bắt đầu với đoạn Hai, về những nguyên tắc triết học và luân lý liên quan đến cộng đồng nhân loại. 



Lm. Giuse Phan Tấn Thành O.P. 




[1] Xem thêm các số: 308; 310; 312-315; 322 thuộc chương Sáu (lao động).