A. Tự do tín ngưỡng[1], một quyền lợi căn bản của con người
1/ Công đồng Vaticanô II đã đưa Giáo hội vào việc cổ võ tự do
tín ngưỡng (số 421).
- Tuyên ngôn Dignitatis humanae khẳng định quyền lợi
của các cá nhân và cộng đồng được hưởng sự tự do dưới khía cạnh xã hội và dân
sự trong lãnh vực tín ngưỡng.
- Đây là một quyền lợi
gắn với bản tính con người. Phẩm giá nhân vị và bản chất của việc tìm kiếm
Thiên Chúa đòi hỏi cho hết mọi người không bị cưỡng bách trong phạm vi tín
ngưỡng, dựa trên nguyên tắc: “Chân lý tự nó có sức thu hút, chứ không do áp lực
bên ngoài”.
- Xã hội và Nhà Nước
không được phép cưỡng bách một người phải hành động trái với lương tâm của
mình, cũng không được phép ngăn cản không được hành động theo lương tâm của
mình.
- Tự do tín ngưỡng không
có nghĩa là tha hồ đi theo sự sai lầm, cũng không cung cấp cho sự sai lầm được
hưởng quyền lợi quảng bá (GLCG 2108).
2/ Tự do lương tâm và tự
do tín ngưỡng liên quan đến con người xét như cá nhân và như cộng đồng (số
422).
Quyền tự do tín ngưỡng
phải được nhìn nhận trong hệ thống pháp luật như là một quyền lợi công dân,
nhưng nó không phải là một quyền lợi vô giới hạn. Việc hành sử quyền này cần
được xác định dựa theo sự khôn ngoan chính trị và những đòi hỏi của công ích,
qua những quy tắc pháp lý phù hợp với trật tự luân lý khách quan.
3/ Một tôn giáo có thể
được Nhà Nước công nhận cách đặc biệt do những liên hệ lịch sử và văn hóa đặc
thù (số 423). Việc công nhận này không được gây ra sự kỳ thị về dân sự hay xã
hội đối với các nhóm khác.
Quyền tự do tín ngưỡng bị
xâm phạm ở nhiều quốc gia.
B. Giáo hội Công giáo và cộng đồng chính trị: độc lập và hợp tác
1/ Độc lập và tự trị
Cộng đồng chính trị và
Giáo hội đều độc lập và tự trị trong lãnh vực riêng của mình (số 424). Đó là
hai thực thể khác biệt xét theo bản tính bởi vì theo đuổi những mục đích riêng
biệt:
- Mục đích của Giáo hội:
thỏa mãn những đòi hỏi tinh thần của các tín đồ của mình.
- Mục đích của cộng đồng
chính trị: công ích trần thế.
Giáo hội tôn trọng sự tự
trị hợp pháp của trật tự dân chủ. Giáo hội không đủ thẩm quyền để đánh giá cơ
cấu hiến định của một cộng đồng chính trị.
Giáo hội chỉ quan tâm đến
các chương trình chính trị khi chúng có liên hệ đến tôn giáo và luân lý.
2/ Hợp tác
Sự tự trị giữa Giáo hội
và cộng đồng chính trị không loại trừ mọi hình thức hợp tác (số 425)
- Cả hai đều nhằm phục vụ
ơn gọi cá nhân và xã hội của cũng những con người như nhau.
- Giáo hội và cộng đồng
chính trị không có mục đích ở nơi chính mình, nhưng cả hai đều phục vụ con
người, một bên xét như là công dân, bên kia xét như là Kitô hữu. Sự phục vụ sẽ
trở nên hữu hiệu hơn nếu đôi bên tìm một đường lối hợp tác lành mạnh.
3/ Giáo hội có quyền lợi
được nhìn nhận tư cách pháp lý của mình (số 426).
Sứ mạng của Giáo hội bao
trùm toàn thể thực tại của con người. Giáo hội liên đới với nhân loại và lịch
sử của nó.
Giáo hội đòi hỏi quyền tự
do phát biểu để bảo vệ những quyền lợi căn bản của con người hoặc phần rỗi các
linh hồn. Đây là những tự do mà Giáo hội yêu sách:
- tự do phát biểu: giảng
dạy
- tự do thi hành phụng tự
- tự do tổ chức nội bộ
với những luật lệ riêng
- tự do lựa chọn, đào
tạo, bổ nhiệm và thuyên chuyển các nhân viên của mình
- tự do xây dựng các cơ
sở tôn giáo, và có tài sản thích hợp cho hoạt động của mình
- tự do thành lập hiệp
hội nhằm mục đích tôn giáo, giáo dục, văn hóa, y tế, bác ái.
[1] Liberté religieuse có thể dịch là tự do “tín ngưỡng”, hay
tự do “tôn giáo”; trên thực tế các thuật ngữ này không đồng nghĩa, như sẽ nói
trong mục II.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét