A. Phẩm giá
các công nhân và việc tôn trọng những quyền lợi của họ.
Những quyền
lợi của các công nhân, cũng như tất cả những quyền khác, dựa trên bản tính của
nhân vị và trên phẩm giá siêu việt của con người (số 301).
Một vài quyền
lợi được Huấn quyền xã hội của Giáo hội nhắc đến (LE số 19): quyền được trả
lương công bằng; quyền nghỉ ngơi; quyền được sử dụng những phương pháp làm việc
không thương tổn đến sự toàn vẹn luân lý và thể lý; quyền không bị cưỡng bức về
lương tâm và nhân phẩm; quyền được trợ cấp khi thất nghiệp, đau ốm, già cả, bị
tai nạn lao động; quyền được hưởng những biện pháp xã hội liên quan đến thời kỳ
sinh con; quyền được hội họp và lập hội.
Những quyền
này được bị vi phạm: trả lương thấp kém; không được che chở; không có đại biểu
để tranh đấu quyền lợi; những điều kiện làm việc thiếu nhân đạo.
B. Quyền được
trả lương công bằng và phân chia lợi tức
1. Lương bổng
là dụng cụ quan trọng nhất để thực hiện công bằng trong các tương quan lao động
(số 352). Tiền lương được gọi là công bằng căn cứ vào công tác và kết quả của
người thợ; tình hình của xí nghiệp và công ích. Tiền lương công bằng cũng phải
lưu ý đến chiều kích gia đình, bảo đảm cho gia đình một đời sống xứng đáng về
phương diện vật chất, xã hội, văn hóa và tinh thần. Sự thoả thuận giữa người
chủ và người thợ chưa đủ để ấn định tiền lương công bằng. Sự công bằng tự nhiên
thì đi trước và ở trên sự tự do kết ước.
2. Nền kinh tế
thịnh vượng của một quốc gia còn được đo lường bằng sự công bằng trong việc
phân phối lợi tức (số 303). Sự phân phối lợi tức cách công bằng dựa trên những
tiêu chuẩn sau đây: công bằng giao hoán; công bằng xã hội, xét đến giá trị
khách quan của những sự đóng góp công sức lao động, phẩm giá của người thợ;
những công trạng và nhu cầu của mỗi người công dân.
C. Quyền đình
công
Học thuyết xã
hội nhìn nhận tính cách hợp pháp của việc đình công (số 304). Đây là giải pháp
hợp pháp sau khi các phương án giải quyết tranh chấp không có hiệu quả. Thể
thức đình công phải có tính cách ôn hòa để tranh đấu quyền lợi. Việc đình công
không phù hợp với luân lý khi nhắm đến các mục tiêu không trực tiếp liên quan
đến điều kiện làm việc, hoặc đi ngược lại với công ích.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét