Trang

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Kết luận

II. Hòa bình

I. Chiến tranh

IV. Giáo hội góp phần vào HB

1/ Trong đức Kitô, Giáo hội là “bí tích”, nghĩa là dấu chỉ và khí cụ HB trong thế giới và cho thế giới. 

Sự cổ vũ HB: 

- diễn tả đức tin Kitô giáo vào tình yêu mà Thiên Chúa dành cho mỗi người; 
- cho thấy một cái nhìn mới về thế giới và một cách thức mới để tiếp cận tha nhân; 
- xúc tiến sự hợp nhất các Kitô hữu; 
- hợp tác với các tín đồ các tôn giáo; 
- khuyến khích các cá nhân và quốc gia tham gia vào mối quan tâm thiết lập và củng cố HB (vai trò quan trọng của luật quốc tế). 

2/ HB chân chính chỉ có thể có được nhờ sự tha thứ và giao hòa (số 517). 

Sự tha thứ trở thành khó khăn trước những hậu quả của chiến tranh và xung đột, khi mà chúng dẫn đến vực thẳm của tình trạng phi nhân đạo. 

Để tha thứ, cần có sự thống hối lỗi lầm. Nó cũng mang tính hỗ tương: trao ban và nhận lãnh. 

3/ Công lý và sự thật là những đòi hỏi cụ thể cho sự giao hòa (số 518). 

Nên thiết lập những cơ quan tư pháp quốc tế, với thẩm quyền trên toàn thế giới, để làm sáng tỏ sự thật về những tội ác đã phạm trong các cuộc chiến, tôn trọng quyền lợi của nạn nhân và các bị cáo. 

Cần phải đi xa hơn việc xác nhận các hành động tội phạm, và tiến tới việc thiết lập những mối bang giao đón tiếp hỗ tương giữa các dân tộc bị phân chia. 

Cổ động việc tôn trọng “quyền HB” dựa trên sự khước từ những tương quan sức mạnh, được thay thế bằng những tương quan hợp tác nhằm đến ích chung. 

4/ Giáo hội tranh đấu cho HB bằng việc cầu nguyện (số 519). 

Sự cầu nguyện mở rộng tâm hồn đến mối tương quan sâu đậm với Thiên Chúa và đến sự gặp gỡ tha nhân trong tình yêu. Cầu nguyện mang lại sự can đảm và sự nâng đỡ cho tất cả các bạn hữu của HB. 

Lời cầu nguyện phụng vụ là chóp đỉnh mà mọi hoạt động của Giáo hội nhắm đến, và là nguồn mạch mà Giáo hội múc lấy sức mạnh. 

5/ Đức Giáo hoàng Phaolô VI thiết lập Ngày Thế Giới HB vào ngày đầu năm dương lịch để cầu nguyện cho HB và dấn thân xây dựng HB (số 520). 

Những sứ điệp được ban hành vào cơ hội này là một nguồn mạch phong phú để canh tân và phát triển GHXH. “HB chỉ được khẳng định bằng HB, và HB không thể tách rời khỏi những đòi hỏi của công lý. Công lý được nuôi dưỡng nhờ sự hy sinh bản thân, lòng khoan nhân, lòng bác ái.

III. Sự thất bại của hòa bình: Chiến tranh

II. HB: kết quả của công lý và bác ái [1]

I. Khía cạnh Thánh kinh

BẢO VỆ HÒA BÌNH

Viết tắt 

TLHT: Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội 
GHXH: Giáo huấn Xã hội của Hội thánh 
GLCG: Sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo 
HB: Hòa bình 

Chúng tôi chia bài này làm hai mục: 1/ Tóm tắt chương XI sách TLHT; 2/ Huấn quyền Giáo hội về chiến tranh và hòa bình. 

------------ 

Mục 1. Tóm tắt sách TLHT 

Chương XI gồm bốn đoạn: 1/ Khía cạnh Thánh kinh. 2/ Hòa bình, kết quả của Công lý và Bác ái. 3/ Sự thất bại của hòa bình: chiến tranh. 4/ Sự đóng góp của Giáo hội vào hòa bình. Đoạn thứ nhất tìm hiểu ý nghĩa của hòa bình trong lịch sử cứu độ, từ nguyên thủy cho đến thời Chúa Giê-su và các tông đồ. Đoạn thứ hai trình bày quan điểm của Giáo hội về hòa bình. Đoạn ba bàn về chiến tranh như là mặt trái của hòa bình (đoạn này dài hơn cả). Sau cùng, sách TLHT trình bày sự đóng góp của Giáo hội (hiểu về toàn dân Thiên Chúa) cho hòa bình. 

Trước khi vào đề, thiết tưởng nên lưu ý việc dịch thuật: cùng một danh từ trong các ngôn ngữ Âu Tây (pax trong tiếng La-tinh, paix tiếng Pháp, peace tiếng Anh) khi dịch ra tiếng Việt thì có khi dịch là “bình an” (an bình) có khi dịch là “hòa bình”. “An bình” thường ám chỉ tình trạng nội tâm; “hòa bình” ám chỉ tình trạng xã hội. Trong phụng vụ, chúng ta chúc cho nhan “bình an của Chúa Kitô” kể cả khi nhắc đến lời loan báo của các thiên sứ đêm Giáng sinh: “bình an dưới thế cho người thiện tâm” (lẽ ra phải nói là “hòa bình”). Trong bài này, chúng ta dùng từ “hòa bình” (viết tắt HB), kể cả khi hiểu về “bình an”. Như sẽ thấy, shalom trong Kinh thánh là một từ rất súc tích, bởi vì nó bao gồm tất cả những phúc lành của Thiên Chúa ban cho con người. Chúng ta sẽ còn gặp nhiều vấn đề từ ngữ trong bài này 1


Mục II 

A. Điều mới mẻ của Kitô giáo: yêu thương chứ không chống cự kẻ thù 
B. Các tín hữu có được sử dụng khí giới không? “Chiến tranh công bình” 
C. Luân lý chiến tranh 

II. Hòa bình 
A. Những khuynh hướng chủ hòa 
B. Huấn quyền trong thế kỷ XX: Bênđictô XV, Piô XII, Vaticanô II, Phaolô VI, Gioan Phaolô II. 

Kết luận. Chủ đề những ngày thế giới hòa bình 

Khác với các bài trước, lần này chúng tôi không theo sát thứ tự các đề mục của sách TLHT, nhưng trình bày vấn đề dưới một viễn tượng khác, đó là theo dõi sự tiến triển của Huấn quyền Giáo hội về chiến tranh và hòa bình. 

Tuy hai đề tài liên hệ mật thiết với nhau, nhưng có thể phân tách thành hai đoạn riêng biệt. Phải nhận rằng truyền thống thần học nói nhiều đến chiến tranh hơn là hòa bình. Nói thế không có nghĩa là thần học mang tính “hiếu chiến”, nhưng vì hòa bình không đặt ra nhiều vấn đề cho bằng chiến tranh. Vào thời đại chúng ta thì khác: chiến tranh trở thành quá thường xuyên, vì thế cần phải phát triển vấn đề xây dựng hòa bình. Xưa kia người Rôma chủ trương rằng: “nếu muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị chiến tranh” (si vis pacem, para bellum). Ngày nay phải nói ngược lại: “nếu muốn tránh chiến tranh, hãy kiến tạo hòa bình”. Sách GLCG phản ánh tâm thức mới ấy: đoạn “bảo vệ hòa bình” (số 2302-2306) được đặt trước đoạn “tránh chiến tranh” (số 2307-2317), ở trong mục cuối cùng của điều răn thứ năm. Cũng vậy, trong chương Tám này, sách TLHT lấy tựa đề là “cỗ vũ hòa bình”, và chiến tranh được nhìn như “sự thất bại của hòa bình”. Tuy nhiên, dựa theo tiến trình lịch sử, trước hết chúng ta hãy theo dõi đạo lý về chiến tranh. 

Lm. Giuse Phan Tấn Thành O.P.


[1] Luôn tiện nên ghi lại những từ ngữ có họ hàng với “hòa bình”: thái bình, bình thản; an hòa, hòa giải, giao hòa, hòa hợp, hòa hảo, hòa thuận.

Chương VI

Huấn Luyện Làm Tông Ðồ

Chương V

Thống Nhất Phải Theo 11*

Chương IV

Các Phương Thức Hoạt Ðộng Tông Ðồ 9*

Chương III

Các Môi Trường Hoạt Ðộng Tông Ðồ 8*

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Chương II

Mục Tiêu Phải Ðạt Tới 5*

Chương I

Ơn Gọi Làm Tông Ðồ Giáo Dân

Lời Mở Ðầu 1*

Sắc Lệnh về Tông Ðồ Giáo Dân (Apostolicam Actuositatem)


Chương I Ơn gọi làm Tông đồ Giáo dân (2 - 4)

Chương II Mục tiêu phải đạt tới (5 - 8)

Chương III Các môi trường hoạt động Tông đồ (9 - 14)

Chương IV Các phương thức hoạt động Tông đồ (15 - 22)

Chương V Thống nhất phải theo (23 - 27)

Chương VI Huấn luyện làm Tông đồ (28 - 33)

--------

Lời Giới Thiệu

Ðôi dòng lịch sử

Năm 1960, Ðức Gioan XXIII thiết lập Ủy Ban Giáo Hoàng về hoạt động tông đồ giáo dân. Và sau 200 lần hội, Ủy Ban đã hoàn tất việc soạn thảo một lược đồ gồm 200 trang.

Ủy Ban gồm tất cả 39 thành phần, trong số có 11 Giám Mục. Bên cạnh Ủy Ban còn có 29 vị cố vấn, mà 14 vị cũng là Giám Mục. Ngoài ra, các đại diện của 26 quốc gia và của nhiều tổ chức quốc tế cũng đến tham dự.

Ngay từ ban đầu, Hồng Y Cento, chủ tịch Ủy Ban, đã đề nghị mời giáo dân tham dự, ít nhất với tư cách cố vấn. Trong kỳ họp đầu tiên, Ðức Gioan XXIII đã chính thức mời Jean Guitton tham dự Công Ðồng với tư cách là dự thính viên giáo dân.

Rồi trong những phiên họp khoáng đại về sau, Ðức Phaolô VI cũng đã đề cử nhiều dự thính viên giáo dân khác, nam giới vào năm 1963 và cả nữ giới vào năm 1964 tham dự. Như vậy Sắc Lệnh về Tông Ðồ Giáo Dân đã được thành phần giáo dân cộng tác hoàn thành.

Trong suốt thời gian tranh luận, bản văn được sửa đổi và soạn thảo lại nhiều lần. Ban đầu lược đồ đề cập hết sức bao quát về vai trò của người giáo dân trên thế giới và trong Giáo Hội. Về sau các Nghị Phụ đã cố gắng thu hẹp lại vào một khía cạnh tiêu biểu nhất: tông đồ giáo dân.

Thực ra lược đồ đã được đem bàn cãi từ những phiên họp ở năm 1963, và Ủy Ban liên hệ đã phải rút ngắn lại còn 48 trang, rồi 15 trang ở năm 1964. Vì các Nghị Phụ nhận thấy rằng lược đồ chưa thỏa mãn đủ cho sự đòi hỏi cần thiết, nên nhiều lần cuộc tranh luận đã gặp những khó khăn đáng kể. Và như vậy, để được chấp thuận lược đồ đã phải trải qua những "cơn sốt" trầm trọng.

Ở đây chúng ta cố gắng đưa ra một vài lý do của những trở ngại đó. Trước hết, chúng ta nhận thấy rằng "Tông Ðồ Giáo Dân" là một đề mục hoàn toàn mới lạ, chưa có một sắc lệnh hay một văn kiện nào trước Công Ðồng Vaticanô II đã đề cập tới. Ðàng khác vấn đề tự bản tính đã là khó khăn, phức tạp; thật vậy, chưa có một quan điểm thần học căn bản Công Giáo nào nói về những thực tại trần thế cũng như về hành động của Kitô hữu trong thế giới.

Sau nữa, muốn tìm một định nghĩa đứng đắn cho "tông đồ giáo dân" thì tự nó không thể cung cấp đủ nhưng người ta còn phải đi tìm những minh chứng và cảm hứng bên ngoài và phải đặt nền tảng ở Giáo Hội cũng như nương tựa vào nhân chủng học (x. René Rémond,Introduction du Décret, Ed. du Centurion).

Tính cách độc đáo

Ðây là lần đầu tiên trong lịch sử, một Công Ðồng Chung đã quan tâm đặc biệt tới vấn đề tông đồ của giáo dân, cũng như đã dành nhiều nỗ lực cho sự xác định lại sứ mệnh của giáo dân trong Giáo Hội và trong thế giới.

Nhưng điều đó không có nghĩa là Giáo Hội chưa bao giờ ý thức sự hiện diện mật thiết của giáo dân trong Giáo Hội. Bởi Giáo Hội được thiết lập vì các tín hữu là con cái mình, và ngay từ ban đầu thời Giáo Hội sơ khai, giáo dân không những là đối tượng cho hoạt động của các Tông Ðồ, mà còn là những cộng tác viên đắc lực của các ngài. Như phần mở đầu của Sắc Lệnh có nhắc đến, những hoạt động tông đồ giáo dân xuất hiện tự nhiên từ giai đoạn đầu của Giáo Hội và đã đem lại những kết quả phong phú. Rồi qua dòng lịch sử, chúng ta thấy rằng có nhiều tu hội và hiệp hội tông đồ phát sinh do cảm hứng của giáo dân hay do họ điều khiển.

Tuy nhiên, phải công nhận rằng cho tới Vaticanô II địa vị của người giáo dân vẫn chỉ được xem như một ngoại lệ do ơn sủng đặc biệt hay riêng tư nào đó; và như vậy sự có mặt của họ chưa bao giờ được nhìn nhận như một hàng riêng biệt. Hơn nữa, với ý niệm hầu như hoàn toàn tiêu cực, hình như Giáo Luật đã không quan tâm tới việc đề cao và công nhận giá trị của người giáo dân.

Ðàng khác, tình trạng của giáo dân lại luôn lệ thuộc vào hàng Giáo Phẩm và Giáo Sĩ. Chúng ta có thể nói rằng quan niệm thế quyền từ nhiều thế kỷ về đây liên lạc giữa chính quyền với công dân được đưa ra áp dụng vào trong Giáo Hội khi qui định mối tương quan giữa Giáo Sĩ và Giáo Dân. Lại nữa trong số các hình ảnh dùng diễn tả bản tính Giáo Hội, hình như người ta vẫn còn giữ lại hình ảnh có chiều hướng Trung Cổ: mục tử và đoàn chiên. Quyền bính và trách nhiệm hướng dẫn là việc của các mục tử; đoàn chiên giáo dân chỉ việc vâng theo những chỉ dẫn của chủ chăn.

Công Ðồng Vaticanô II đã nỗ lực xét lại hoàn toàn quan niệm tổng quát về sự liên lạc giữa Giáo Hội và các tín hữu. Công Ðồng xác nhận rằng người giáo dân phải được đánh giá như cộng tác viên đích thực trong sứ mệnh duy nhất của Giáo Hội là cứu độ mọi người. Ðây là một thành quả tốt đẹp của Công Ðồng trong việc quan niệm địa vị người giáo dân trong Giáo Hội.

Sau đó, Công Ðồng giải quyết một vấn nạn đươc đặt ra từ đầu: đó là việc phân chia hoạt động tông đồ ra "tông đồ trực tiếp và gián tiếp", hoặc, theo nhiều người, phân biệt ra "tông đồ chuyên biệt và không chuyên biệt".

Lúc ấy người ta quan niệm rằng hoạt động tông đồ trực tiếp là tất cả những phương cách truyền bá Phúc Âm và thánh hóa các Kitô hữu hay những người ngoài Kitô hữu bằng sự loan báo Chúa Kitô, loan báo Phúc Âm hay bằng chính đời sống.

Hoạt động tông đồ gián tiếp, trái lại, được cho rằng đó là những hoạt động hệ tại sự bảo đảm và làm hoàn hảo trần thế, cho thấm nhuần tinh thần Phúc Âm và nhờ vậy tạo nên bầu khí thích hợp cho việc rao giảng Phúc Âm và thánh hóa con người.

Như vậy, theo các quan niệm nầy, tất cả những hoạt động tông đồ có tính cách xã hội chỉ được coi như là tông đồ gián tiếp. Rất nhiều Nghị Phụ không đồng ý quan niệm nầy.

Về sau, Ủy Ban liên hệ bàn cãi lại và quyết định không dùng những từ ngữ phân biệt đó ở trong Sắc Lệnh.

Những nét chính

Nhìn vào Sắc Lệnh, chúng ta nhận thấy điều được Sắc Lệnh nhấn mạnh trước hết là xác định lại giáo lý về tông đồ giáo dân đã trình bày trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội: theo đó, Giáo Hội được thành lập với mục đích đem đến cho mọi người ơn cứu chuộc và cứu rỗi.

Sau đó, Sắc Lệnh đề cập tới vấn đề chính là tông đồ giáo dân trong khi vẫn dựa vào những gì đã trình bày ở Hiến Chế về Giáo Hội. Nhưng điều quan trọng là Sắc Lệnh phân biệt "chức linh mục thừa tác" và "chức linh mục cộng đồng". Với "chức linh mục thừa tác", các giám mục và từ đó các linh mục có quyền thi hành những chức vụ tông đồ "nhân danh Chúa Kitô Thủ Lãnh Hiện Thân" (x. Sắc Lệnh về Linh Mục) và do đó các ngài trở nên như Mục Tử chăn dắt. Còn các tín hữu, nhờ "chức linh mục cộng đồng", thi hành những việc tông đồ riêng biệt của họ trong Giáo Hội. Sắc Lệnh đã nhắc lại nhiều lần rằng vì giáo dân tham dự vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả của Chúa Kitô theo cách thế của họ, cũng phải nắm giữ vai trò riêng do phép Rửa Tội, Thêm Sức và nhất là do các đặc sủng riêng biệt của họ.

Thứ đến, Sắc Lệnh nói đến một vấn đề đã gây nên nhiều khó khăn cho việc tông đồ giáo dân: sứ mệnh của Giáo Hội. Sắc Lệnh xác định rằng sứ mệnh của Giáo Hội vẫn là duy nhất, nhưng có thể được diễn tả bằng những hình thức tông đồ khác nhau với những thành quả khác nhau. Như vậy người giáo dân sẽ thi hành việc tông đồ trong các cộng đồng của Giáo Hội mà họ sống trong gia đình, ở môi trường xã hội, môi trường giới trẻ, hay trong lãnh vực quốc gia hoặc quốc tế. Bởi đó, việc tông đồ của người giáo dân cũng có thể đem lại những thành quả phong phú. Nhờ hoạt động tông đồ, họ sẽ loan báo Phúc Âm cho người khác, hoặc thánh hóa họ. Họ cũng có thể nhờ hoạt động mà đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần lãnh vực trần thế.

Ðề cập tới việc thực hiện tông đồ giáo dân, Sắc Lệnh nhắc tới hai phương pháp hoạt động trong Giáo Hội: tông đồ tập thể và tông đồ cá nhân. Cả hai đều là những cách thế hoạt động của giáo dân; tuy nhiên, theo Sắc Lệnh, hoạt động tông đồ có tổ chức qui củ sẽ đáp ứng hữu hiệu hơn cho nhu cầu của con người và của tín hữu. Bởi thế, phương pháp hoạt động tập thể này cần được phát động và khích lệ nhiều hơn trong các lãnh vực hoạt động của giáo dân.

Sắc Lệnh đã đặc biệt lưu ý tới những hội đoàn mới xuất hiện vào quãng mươi năm nay, dưới danh hiệu Công Giáo Tiến Hành.

Sau hết, Sắc Lệnh nhấn mạnh tới việc cần thiết huấn luyện cho những hoạt động tông đồ này cũng như những phương tiện sử dụng.

Chiều hướng nền tảng

Ðể thấu triệt hơn ý nghĩa Sắc Lệnh, ở đây chúng ta cố gắng đưa ra một vài tư tưởng chủ điểm và độc đáo, dựa vào những nét chính vừa nêu trên.

Trước hết, chúng ta nhận thấy rằng ý tưởng "tham dự vào" trước đã có tiếng vang đáng kể trong Thông Ðiệp "Pacem in terris", giờ đây được Sắc Lệnh Tông Ðồ Giáo Dân nhắc lại và nhấn mạnh trong tầm mức ý nghĩa của nó, từ đầu cho đến cuối bản văn. Thật vậy, trước hết và trên hết, Giáo Hội có sứ mệnh giúp mọi người tham dự vào ơn cứu độ và giáo dân là thành phần được tham dự vào chức vị tư tế, ngôn sứ và vương giả của Chúa Kitô. Họ được mời tham dự vào sinh hoạt của Giáo Hội, trong sứ mệnh rao giảng Phúc Âm; cho nên đối tượng của Sắc Lệnh về Tông Ðồ Giáo Dân là xác định những hình thái và điều kiện cho việc tham dự nầy. Thời gian mà các tín hữu chỉ đóng vai trò thụ động đã qua rồi. Ngày nay Giáo Hội đặt niềm tin ở sự can thiệp, ở sáng kiến cũng như nơi sự tuân phục của con cái mình.

Nguồn gốc sự tham dự đó phát sinh từ địa vị, hoàn cảnh khác nhau của mỗi người trong thế giới. Người giáo dân sống trong thế giới và giữa những thực tại trần gian; cho nên ơn gọi của họ là thánh hóa những gì trần tục. Chính ơn gọi này với hoàn cảnh riêng biệt của mỗi người sẽ định hướng cho đời sống tôn giáo của họ.

Bởi thế, đời sống đạo đức cá nhân của người giáo dân sẽ nhận được cảm hứng từ đời sống hoạt động của họ giữa người khác và giữa cuộc đời; như vậy, với những yếu tố của các hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống, của đời vợ chồng, gia đình, nghề nghiệp và xã hội, họ sẽ tạo cho mình khoa tu đức hữu hiệu cho bậc sống. Như vậy sự chạm trán với những vấn đề không ngừng đặt ra do cuộc sống hiện tại và theo sự phán đoán trong tầm mức Kitô hữu, là cơ hội quí báu cho người giáo dân để kiểm điểm lại cuộc sống.

Ðịnh nghĩa và quan niệm về ơn gọi của người giáo dân như thế, hàm chứa một cách nào đó, quan niệm thần học về những thực tại trần thế; quan niệm nầy hòa hợp với quan điểm được trình bày ở Hiến Chế nầy, trật tự trần thế có giá trị riêng của nó và người giáo dân sử dụng trật tự đó với trách nhiệm của mình. Thế giới chưa hoàn tất và khuôn mặt của nó tùy thuộc vào hoạt động tự do và ý thức của con người. Như vậy, đứng trước thế giới, người giáo dân có sứ mệnh phải kiến tạo, hoàn hảo hóa sao cho nó trở nên hấp dẫn đối với mọi người và thích hợp với ý định của Thiên Chúa.

Một chiều hướng quan trọng khác của Sắc Lệnh là đặc biệt chú tâm tới thực tại cụ thể của thế giới hiện đại. Bản văn của Sắc Lệnh đã dùng lại ý niệm "dấu chỉ thời đại" mà Thông Ðiệp "Pacem in Terris" đã sử dụng và xem như là một ý niệm quan trọng của Thông Ðiệp. Sắc Lệnh Tông Ðồ Giáo Dân đã đề cập nhiều lần tới tình trạng biến chuyển của thế giới, những điều kiện sống mới mẻ, những đổi thay bất ngờ, tình trạng tăng gia dân số, sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật.

Những phân tích nầy không khác mấy với những điều đã trình bày ở "Hiến Chế Mục Vụ về giáo Hội trong thế giới ngày nay"; nhưng nét đặc biệt của Sắc Lệnh là niềm khát vọng khám phá ra ngôn ngữ của các dấu chỉ thời đại, là sự coi trọng những thực tại trần thế, là nỗi băn khoăn tìm cách thích ứng việc tông đồ giáo dân với hoàn cảnh, nhu cầu và khả năng của thế giới hiện đại.

Trong những đặc điểm chính của thế giới văn minh có lẽ sự liên đới ngày càng gia tăng giữa các dân tộc là một đặc điểm quan trọng nhất. Thật vậy, Thánh Công Ðồng đã đặc biệt chú tâm tới chiều hướng quốc tế đó, và Sắc Lệnh nầy là một trong những bằng chứng của sự chú tâm trên. Hoạt động tông đồ giáo dân phải nhằm tới viễn ảnh quốc tế và thực hiện thế nào để giúp cho các dân tộc gần gũi nhau hơn.

Có lẽ sự quan tâm tới hoạt động tông đồ phổ quát của Sắc Lệnh là một đặc điểm hấp dẫn nhất. theo đó, mọi giáo dân trên thế giới đều được kêu mời tới công việc ấy, và hoạt động tông đồ nầy nhằm đến hết mọi người, làm thế nào để người giáo dân có thể đối thoại với tất cả dù có đức tin hay không.

Như thế, hoạt động tông đồ giáo dân sẽ lan rộng tới mọi khía cạnh của cuộc đời thực tế, tới bất cứ bậc sống nào cũng như nhu cầu nào của nhân loại. Ðứng trên phương diện nầy, Sắc Lệnh về Tông Ðồ Giáo Dân đã trở nên một trong những thành quả cũng như một trong những khát vọng chính yếu của Thánh Công Ðồng Vaticanô II.



Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Phần Thứ Hai

Một Số Vấn Ðề Khẩn Thiết

46. Lời mở đầu. Sau khi trình bày về phẩm giá nhân vị cũng như về một số bổn phận cá nhân hay xã hội mà con người được gọi để chu toàn trong vũ trụ, nay Công Ðồng, với ánh sáng Phúc Âm và kinh nghiệm nhân loại, lưu ý mọi người về một số nhu cầu khẩn thiết của thời đại này, và là những nhu cầu đang ảnh hưởng rất nhiều đến nhân loại.

Giữa nhiều vấn đề làm cho mọi người ngày nay quan tâm, nên ghi nhận trước hết những điểm sau đây: hôn nhân và gia đình, văn hóa nhân loại, đời sống kinh tế xã hội và chính trị, hòa bình và sự liên đới gia đình các dân tộc. Cần phải dùng những nguyên tắc và ánh sáng bắt nguồn từ Chúa Kitô chiếu giãi từng vấn đề này, để những nguyên tắc và ánh sáng đó hướng dẫn các Kitô hữu và soi sáng mọi người trong công cuộc kiếm tìm giải pháp cho biết bao vấn đề phức tạp nêu trên.

Chương IV

Sứ Mệnh Của Giáo Hội
Trong Thế Giới Ngày Nay 44*

Chương III

Hoạt Ðộng Của Nhân Loại Trong Vũ Trụ 36*

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Gaudium Et Spes


Phần I Giáo hội và Thiên chức con người (11)
Chương I Phẩm giá con người (12 - 22)
Chương II Cộng đoàn nhân lọai (23 - 32)
Chương III Hoạt động của nhân loại trong vũ trụ (33 - 39)
Chương IV Sứ mệnh của Giáo hội trong thế giới ngày nay (40 - 45)

Phần II Một số vấn đề khẩn thiết (46)
Chương I Phải đề cao phẩm giá của hôn nhân và gia đình (47 - 52)
Chương II Cổ võ việc phát triển văn hóa (53 - 62)
Chương III Đời  sống kinh tế xã hội (63 - 72)
Chương IV Đời sống cộng đoàn chính trị (73 - 76)
Chương V Cổ võ hòa bình và xây dựng cộng đoàn các dân tộc (77 - 90)

Kết luận (91 - 93)

Lời Giới Thiệu

Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay có mục đích chính là "trình bày sự hiện diện và sinh hoạt của Giáo Hội trong thế giới" (số 2, đoạn I).

Nhờ Hiến Chế tín lý về Giáo Hội, Công Ðồng đã trình bày mầu nhiệm Giáo Hội: giai đoạn khởi đầu, sứ mệnh, cơ cấu, đời sống nội tại... để canh tân Giáo Hội.

Trong Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay "có lẽ chưa bao giờ Giáo Hội đã nhận thấy cần phải tìm hiểu xã hội loài người chung quanh như hiện nay để tới gần nó, tôn trọng nó một cách chính đáng, nhập vào nó, phục vụ và trao cho nó sứ điệp Phúc Âm. Hơn nữa, dường như Giáo Hội ưa thích và chiều chuộng nó một phần nào đó, trong khi nó vẫn đang thay đổi mau chóng và không ngừng".1

Công Ðồng cảm thấy rằng đó là việc khẩn cấp trong thời đại chúng ta.

Kết luận: từ Luân lý đến Linh đạo

III. Những vấn đề tín lý

II. Những vấn đề luân lý

I. Lịch sử

IV. Trách nhiệm chung

III. Cuộc khủng hoảng trong tương quan giữa con người với môi trường

II. Con người và vạn vật

I. Khía cạnh Kinh thánh


BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Viết tắt 
TLHT: Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo 
GHXH: Giáo huấn xã hội của Hội thánh 
GLCG: Sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo 

Bài này gồm hai mục: 
- Mục 1 tóm tắt chương Mười của sách TLHT; 
- Mục 2 nêu lên vài vấn đề thần học. 

------------ 

Mục 1. Tóm tắt sách TLHT 

Chương Mười gồm 4 đoạn: 1/ Khía cạnh Kinh thánh. 2/ Con người và vạn vật. 3/ Khủng hoảng trong tương quan giữa con người và môi trường. 4/ Trách nhiệm chung. 

Như đã có lần lưu ý, từ chương 6 đến chương 11, sách TLHT bắt đầu mỗi chương với việc suy niệm Lời Chúa. Đoạn mở đầu của chương 10 suy nghĩ về tương quan giữa con người với thiên nhiên trải qua những giai đoạn của lịch sử cứu độ[1]. 

Từ suy niệm về tương quan giữa con người với thế giới, đoạn 2 trình bày giá trị của hoạt động con người trong lịch sử. 

Đoạn 3 mang giọng điệu hơi ảm đạm khi nghĩ đến nguồn gốc của những cuộc khủng hoảng hiện nay về môi trường. 

Đoạn 4 đề ra những điểm “dốc lòng” nhằm cải thiện hiện trạng và hướng về tương lai. 


Mục 2 


Nhập đề 
Như đã nói trong lần trước, ba chương cuối cùng của sách TLHT bàn về đời sống quốc tế. 

A. Sự tiến triển về nội dung 

Chúng ta nhận thấy việc nghiên cứu cộng đồng xã hội dần dần được mở rộng tầm mức: từ gia đình, ra đến xã hội ở cấp quốc gia (với những vấn đề tư bản, lao động, xã hội dân sự, nhà nước), rồi hướng đến thế giới (cộng đồng quốc tế). So với chương vừa rồi, ta thấy có sự khác biệt (tương tự như là giữa “nhà nước” và “xã hội dân sự” trước đây): chương 9 nói đến cộng đồng quốc tế theo nghĩa pháp lý, với các tổ chức, các thể chế giữa các quốc gia; chương 10 bàn đến cộng đồng nhân loại, trong đó, ngoài các quốc gia, các tổ chức, còn có các công ty quốc tế, các nhà khoa học, các nhà kỹ thuật. Hơn thế nữa, chương này nói đến tương quan giữa con người với thế giới, gồm cả các động vật và thực vật. 

Dưới một khía cạnh khác, chúng ta cũng có thể nói đến một sự tiến triển về các thế hệ nhân quyền: từ các quyền tự do cá nhân (tương quan giữa cá nhân và xã hội), sang các quyền chính trị kinh tế (sự tham dự vào đời sống xã hội); với chương vừa rồi, chúng ta bước sang quyền của các dân tộc (quyền tự trị, quyền bảo vệ căn tính), và lần này chúng ta đến quyền của nhân loại (bảo vệ môi sinh, cần thiết cho sự sống cho toàn thể nhân loại, thuộc thế hệ hiện tại cũng như các thế hệ tương lai). Cách riêng, chương Mười đề cập đến “quyền được hưởng môi trường lành mạnh và an toàn” (số 468), cũng như chương trước đã đề cập đến “quyền được phát triển” (số 446). 

Xét về lịch sử Giáo huấn xã hội, chúng ta cũng nhận thấy nhiều sự tiến triển. Những thông điệp của đức Lêô XIII vào cuối thế kỷ XIX chú ý đến tư sản và lao động (trong một quốc gia); sang thế kỷ XX, các giáo hoàng bàn thêm những vấn đề quốc gia và dân tộc, rồi đến hòa bình trên thế giới và sự phát triển các dân tộc. Các sự can thiệp vào vấn đề môi sinh thì muộn hơn, nói được là sau công đồng Vaticanô II. 

Tuy xem ra ngắn ngủi, nhưng chương Mười đụng đến những vấn đề phức tạp, không chỉ liên quan đến “xã hội loài người” nhưng còn liên quan đến tôn giáo và đức tin. Chúng ta có thể nêu lên hai vấn đề chính như sau: 

1/ Khoa học và kỹ thuật có buộc phải tuân theo một quy tắc luân lý nào không? Câu trả lời của GHXH là: CÓ! Câu trả lời này cũng giống như trong các lãnh vực kinh tế, chính trị (quốc nội hay quốc tế) mà chúng ta đã làm quen trong những chương trước. Giáo hội lên tiếng để can thiệp vào những vấn đề mang tính cách luân lý. Nói cho cùng, luân lý không phải là những quy tắc cứng nhắc, nhưng là những suy từ lý trí về cái gì là “đúng”, là “hợp lý” trong cách cư xử. 

2/ Phải chăng Kitô giáo là nguyên nhân của sự tàn phá môi sinh? Đây là lời tố cáo của các Đảng Xanh (Green party) cũng như của vài nhóm Phật giáo. Theo họ, đầu mối của sự tàn phá môi sinh là lời truyền của Kinh thánh: “hãy thống trị trái đất”. 

Câu trả lời là: Kinh thánh chỉ cho phép làm chủ trái đất, chứ không được hủy hoại. Con người không phải là “chủ tể” mà chỉ là “quản lý” của trái đất mà thôi. 

Thực ra, khi đọc lại lịch sử các tôn giáo ta thấy vấn đề này còn phức tạp hơn nhiều. Vì thế chúng ta sẽ để dành đoạn 1 (nền tảng Kinh thánh) cho phần cuối cùng, để đọc lại tư tưởng của Kinh thánh về sự tạo dựng vũ trụ, một đặc trưng của niềm tin Kitô giáo khác biệt với các tôn giáo thiên nhiên, và chúng ta cũng thêm về công cuộc “tái tạo dựng” mà đức Kitô mang lại cho nhân loại. 

B. Các từ ngữ 

Trước khi vào vấn đề, nên lưu ý về vài từ ngữ khó chuyển dịch từ ngôn ngữ châu Âu sang tiếng Việt: nature, création, monde. 

1/ Nature (Anh, Pháp): thiên nhiên, tự nhiên, bản nhiên, bản tính, bản chất 

Trong nguyên gốc Latinh, natura nói đến cái-gì-được-sinh-ra (động từ nasci, natus), do bẩm sinh. Đối với người tin vào Thiên Chúa, thì họ liên tưởng đến nguồn gốc “thiên phú” (của Trời cho); đối với người không tin, thì họ nghĩ đến bản chất nội tại của sự vật (thí dụ: nước chảy xuôi). Ngoài ra, đôi khi natura cũng có nghĩa là “thiên nhiên” (tự nhiên), đối lại với cái gì nhân tạo (giả tạo), thí dụ cái đẹp tự nhiên và cái đẹp của son phấn! Theo hướng này, vài nhà nhân học đối chọi giữa “nature” (thiên nhiên, hoang dã) với “culture” (văn hóa, có sự can thiệp của bàn tay con người). 

Vì thế, khi nói đến loi naturelle[2], mỗi người nghĩ trong đầu một ý tưởng khác nhau: 

- có người nghĩ là luật mà Trời đã ấn định (luật thiên nhiên, luật tự nhiên), thí dụ: ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão… 
- có người nghĩ là luật nằm trong bản chất của sự vật (thí dụ hai người nam nữ kết hôn vì yêu nhau và để sinh con đẻ cái). 
- có người nghĩ là luật mà ta có thể thiết lập sau khi đã quan sát và thí nghiệm nhiều lần (đun nước đến 100 độ thì sôi), chẳng hạn các định luật “tự nhiên” trong vật lý học. 

Do những ý nghĩa hàm hồ của tiếng nature (thiên nhiên, tự nhiên) cho nên đã nảy ra nhiều cuộc tranh luận bất tận: khoa học (và kỹ thuật) phải tôn trọng “luật tự nhiên”, hay có thể làm thay đổi? Thế nào là luật tự nhiên (hay luật thiên nhiên)? 

2/ Création (Anh, Pháp): Tạo dựng (động từ créer / to create), có thể hiểu về sự tạo dựng (hành vi), hoặc về toàn bộ công trình tạo dựng, loài thụ tạo (kết quả của sự tạo dựng). 

Sự tạo dựng giả thiết niềm tin vào Đấng Tạo hóa dựng nên vũ trụ (nghĩa là vũ trụ không tự hữu). Tuy nhiên không phải mọi người nếu chấp nhận như vậy: đừng kể những người vô thần, nhiều triết gia hoặc tôn giáo cổ đại cho rằng vũ trụ này hiện hữu từ muôn thuở. 

Kể cả những tôn giáo hay triết học chấp nhận Đấng Tạo hóa, thì cũng có nhiều quan điểm khác biệt: có người cho rằng Đấng Tạo hóa đã dùng một chất liệu có sẵn để làm nên vũ trụ (tựa như bác thợ mộc làm bàn ghế từ tấm gỗ); có người cho rằng Đấng Tạo hóa dựng nên vũ trụ “từ hư vô” (ex nihilo). Có học thuyết cho rằng sau khi đã thiết kế và hoàn tất công trình tạo dựng, thì ngài nghĩ ngơi (deus otiosus), để cho “máy tự động chạy”, hoặc cùng lắm nhờ một người khác trông coi giùm. Đạo lý Công giáo dạy rằng Thiên Chúa tiếp tục quan phòng, điều khiển vũ trụ. 

3/ Monde (Pháp) / World (tiếng Anh)[3]: trần thế, thế gian, thế giới. 

Đây là một danh từ với nhiều ý nghĩa (hàm hồ) trong đời sống hằng ngày cũng như trong từ ngữ thần học và tu đức. 

a) Trong ngôn ngữ hằng ngày, “thế giới” có thể hiểu về: 

- không gian: “thế giới” bao gồm cả vũ trụ (trái đất và các hành tinh), hay chỉ giới hạn vào trái đất, hoặc chỉ là loài người: “thế vận hội” chỉ là cuộc chơi của loài người, chứ không bao gồm các sinh vật khác hoặc các hành tinh khác. 
- thời gian: thế giới được hiểu về thời đại (thí dụ: thế giới mai sau, thế giới bên kia, thế giới vĩnh hằng). 

b) Trong triết học 

Nhiều vấn đề được đặt lên liên quan đến thế giới 

- vũ trụ quan: nguồn gốc và cứu cánh của thế giới (tạo dựng, tiến hóa?) 
- nhân sinh quan: giới hạn “thế giới” vào những vấn đề của nhân loại (cải thiện thế giới, canh tân thế giới, toàn cầu hóa); thế giới văn minh, thế giới chậm tiến, thế giới thứ ba; thế giới Hồi giáo... 

c) Trong Kinh thánh 

Trong Kinh thánh, “thế giới” (thế gian, trần gian) có thể hiểu theo ít là bốn nghĩa, thậm chí ngay trong một tác giả (thánh Gioan tông đồ). 

- (i) Thế giới: trời và đất; tất cả những gì do Thiên Chúa làm ra (Ga 1,3) 
- (ii) Thế giới: nhân loại. “Thiên Chúa đã quá yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một cho thế gian (Ga 3,15). Đức Kitô là “ánh sáng của thế gian”. 
- (iii) Thế gian: lực lượng chống đối Đức Kitô (Ga 1,10-11; 8,21.23.34.44). Thế gian ghét Chúa và ghét các môn đệ của Người (Thủ lãnh thế gian là Satan: Ga 12,31; 14,30; 16,31). Vì thế không có lý do gì mà các tín hữu lại yêu thế gian! “Các con đừng mê thế gian và những gì thuộc về thế gian. Ai yêu thế gian thì tình yêu Chúa thì nơi kẻ ấy không có lòng mến Chúa Cha” (1 Ga 2,15) 
- (iv) Thế gian cần được cứu chuộc. Đức Kitô là Đấng cứu độ trần gian (Ga 1,29). Người đã sai các môn đệ đi vào trần gian (Ga 17,11.14-18). Họ không thuộc về trần gian, nhưng họ sống trong trần gian. 

Trong quá khứ, đôi khi người ta nhấn mạnh đến nghĩa thứ ba, cách riêng nơi các đan sĩ: họ “từ bỏ thế gian”, lên rừng để tu hành! Ngày nay, vai trò của các tín hữu, cách riêng là các giáo dân, là phải trở nên muối cho đời: họ sống giữa trần gian để thánh hóa trần gian. 

Khi bàn về môi sinh, “thế giới” được hiểu về “trái đất”, chứ không phải là toàn thể vũ trụ (mặt trời, mặt trăng). Đôi khi “thế giới” cũng được hiểu theo nghĩa nhân sinh, nghĩa là nhân loại. Đó cũng là ý nghĩa của tựa đề hiến chế Gaudium et spes (Hội thánh trong thế giới ngày nay). 

Một cách tương tự, trong chương Mười, sách TLHT đôi khi dùng những từ “creation” hoặc “universe” theo nghĩa là “nhân loại” (thế giới loài người, trái đất) chứ không ám chỉ toàn thể vũ trụ bao la bát ngát! 

Chúng ta sẽ tìm hiểu ba điểm: 1/ Lịch sử vấn đề môi trường và sự can thiệp của Giáo hội. 2/ Những vấn đề luân lý. 3/ Những vấn đề tín lý. 

A. Vấn đề môi sinh 
B. Tiếng nói của GHXH 

A. Tương quan giữa con người với thiên nhiên: 1/ Nguyên tắc căn bản. 2/ Thiên nhiên với Thiên Chúa. 3/ Thiên nhiên và nhân loại 
B. Khoa học kỹ thuật và việc tôn trọng môi trường 
C. Vài vấn đề cụ thể: 1/ Kỹ thuật sinh học 2/ Đất đai và kỹ nghệ. 3/ Nước 

A. Tạo dựng. 1/ Đạo thiên nhiên. 2/ Thiên Chúa tạo thành. 3/ Ngẫu tượng mới: sùng bái thiên nhiên 
B. Tận thế hay tái tạo dựng? 


Lm. Giuse Phan Tấn Thành O.P. 

[1] Như sẽ nói trong mục 2, trong chương này, các từ ngữ “thiên nhiên, vũ trụ, các thụ tạo” được dùng như đồng nghĩa, ám chỉ trái đất mà chúng ta đang sống, chứ không nói đến những hành tinh khác. Riêng về việc dịch thuật, nên lưu ý là “thiên nhiên” dùng để dịch nature; nhưng mà danh từ này cũng có thể dịch là “tự nhiên, bản nhiên, bản chất, bản tính”. Một cách tương tự như vậy, creation có thể dịch là “sự tạo dựng” hay là “các vật thụ tạo”.
[2] Loi naturelle (Anh: Natural law), hay loi de la nature. 
[3] Từ hai danh từ này, mà có các tính từ: mondial, mondaine, worldly, mundane.