Trang

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

BẢO VỆ HÒA BÌNH

Viết tắt 

TLHT: Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội 
GHXH: Giáo huấn Xã hội của Hội thánh 
GLCG: Sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo 
HB: Hòa bình 

Chúng tôi chia bài này làm hai mục: 1/ Tóm tắt chương XI sách TLHT; 2/ Huấn quyền Giáo hội về chiến tranh và hòa bình. 

------------ 

Mục 1. Tóm tắt sách TLHT 

Chương XI gồm bốn đoạn: 1/ Khía cạnh Thánh kinh. 2/ Hòa bình, kết quả của Công lý và Bác ái. 3/ Sự thất bại của hòa bình: chiến tranh. 4/ Sự đóng góp của Giáo hội vào hòa bình. Đoạn thứ nhất tìm hiểu ý nghĩa của hòa bình trong lịch sử cứu độ, từ nguyên thủy cho đến thời Chúa Giê-su và các tông đồ. Đoạn thứ hai trình bày quan điểm của Giáo hội về hòa bình. Đoạn ba bàn về chiến tranh như là mặt trái của hòa bình (đoạn này dài hơn cả). Sau cùng, sách TLHT trình bày sự đóng góp của Giáo hội (hiểu về toàn dân Thiên Chúa) cho hòa bình. 

Trước khi vào đề, thiết tưởng nên lưu ý việc dịch thuật: cùng một danh từ trong các ngôn ngữ Âu Tây (pax trong tiếng La-tinh, paix tiếng Pháp, peace tiếng Anh) khi dịch ra tiếng Việt thì có khi dịch là “bình an” (an bình) có khi dịch là “hòa bình”. “An bình” thường ám chỉ tình trạng nội tâm; “hòa bình” ám chỉ tình trạng xã hội. Trong phụng vụ, chúng ta chúc cho nhan “bình an của Chúa Kitô” kể cả khi nhắc đến lời loan báo của các thiên sứ đêm Giáng sinh: “bình an dưới thế cho người thiện tâm” (lẽ ra phải nói là “hòa bình”). Trong bài này, chúng ta dùng từ “hòa bình” (viết tắt HB), kể cả khi hiểu về “bình an”. Như sẽ thấy, shalom trong Kinh thánh là một từ rất súc tích, bởi vì nó bao gồm tất cả những phúc lành của Thiên Chúa ban cho con người. Chúng ta sẽ còn gặp nhiều vấn đề từ ngữ trong bài này 1


Mục II 

A. Điều mới mẻ của Kitô giáo: yêu thương chứ không chống cự kẻ thù 
B. Các tín hữu có được sử dụng khí giới không? “Chiến tranh công bình” 
C. Luân lý chiến tranh 

II. Hòa bình 
A. Những khuynh hướng chủ hòa 
B. Huấn quyền trong thế kỷ XX: Bênđictô XV, Piô XII, Vaticanô II, Phaolô VI, Gioan Phaolô II. 

Kết luận. Chủ đề những ngày thế giới hòa bình 

Khác với các bài trước, lần này chúng tôi không theo sát thứ tự các đề mục của sách TLHT, nhưng trình bày vấn đề dưới một viễn tượng khác, đó là theo dõi sự tiến triển của Huấn quyền Giáo hội về chiến tranh và hòa bình. 

Tuy hai đề tài liên hệ mật thiết với nhau, nhưng có thể phân tách thành hai đoạn riêng biệt. Phải nhận rằng truyền thống thần học nói nhiều đến chiến tranh hơn là hòa bình. Nói thế không có nghĩa là thần học mang tính “hiếu chiến”, nhưng vì hòa bình không đặt ra nhiều vấn đề cho bằng chiến tranh. Vào thời đại chúng ta thì khác: chiến tranh trở thành quá thường xuyên, vì thế cần phải phát triển vấn đề xây dựng hòa bình. Xưa kia người Rôma chủ trương rằng: “nếu muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị chiến tranh” (si vis pacem, para bellum). Ngày nay phải nói ngược lại: “nếu muốn tránh chiến tranh, hãy kiến tạo hòa bình”. Sách GLCG phản ánh tâm thức mới ấy: đoạn “bảo vệ hòa bình” (số 2302-2306) được đặt trước đoạn “tránh chiến tranh” (số 2307-2317), ở trong mục cuối cùng của điều răn thứ năm. Cũng vậy, trong chương Tám này, sách TLHT lấy tựa đề là “cỗ vũ hòa bình”, và chiến tranh được nhìn như “sự thất bại của hòa bình”. Tuy nhiên, dựa theo tiến trình lịch sử, trước hết chúng ta hãy theo dõi đạo lý về chiến tranh. 

Lm. Giuse Phan Tấn Thành O.P.


[1] Luôn tiện nên ghi lại những từ ngữ có họ hàng với “hòa bình”: thái bình, bình thản; an hòa, hòa giải, giao hòa, hòa hợp, hòa hảo, hòa thuận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét