Trang

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

DẪN NHẬP VÀO GIÁO HUẤN XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI


Những câu hỏi mở đầu (Click)
          1. Giáo huấn xã hội là gì?
          2. Tại sao tôi phải quan tâm đến Giáo huấn xã hội?
Mục 1. Nguồn gốc GHXH (Click)
          Nguồn gốc môn học?  Thành hình từ hồi nào? Ai là tác giả? Tại sao Giáo hội phải lên tiếng? Dựa trên cơ sở nào?
Mục 2. Sự thành hình GHXH 
          I. Những giáo huấn cổ truyền (Click)
                 A. Kinh thánh: Cựu ước và Tân ước
                 B. Các giáo phụ
                 C. Thần học kinh viện
          II. Những vấn đề hiện đại (Click)
                 A. Thời phác họa vấn đề: đức Lêô XIII
                 B. Thời khủng hoảng của các chế độ: đức Piô XI
                 C. Thời chiến tranh thế giới và chiến tranh lạnh: đức Piô XII
                 D. Thời lạc quan của thập niên 60: đức Gioan XXIII. Công đồng Vaticanô II
                 E. Thời khủng hoảng trong xã hội và Giáo hội: đức Phaolô VI
                 F. Thời xác định căn cước GHXH trước một trật tự thế giới mới: đức Gioan Phaolô II.
Mục 3. Bản chất GHXH 
          I. Tiến triển trong việc xác định bản chất GHXH (Click)
          II. Giá trị của GHXH (Click)
                 A. Những cấp độ giá trị
                 B. Ba cấp độ trong GHXH: 1/ Nguyên tắc suy tư. 2/ Tiêu chuẩn phán đoán. 3/ Định hướng hành động
Mục 4. Phương pháp xây dựng GHXH (Click)
          - Suy diễn hay quy nạp?
          - Xem / Xét / Làm
          - Phương pháp liên ngành
          - GHXH mang ba chiều kích: lý thuyết - lịch sử - thực tiễn
Mục 5. Những nguyên tắc căn bản của GHXH
          I. Khái niệm (Click)
                 A. Những nguyên tắc đơn giản: 1/ Bác ái. 2/ Nhân đức công bằng. 3/ Công bằng và bác ái
                 B. Những nguyên tắc chuyên môn
          II. Những nguyên tắc căn bản của GHXH theo sách TLHT (Click)
                 A. Nguyên tắc nền tảng của GHXH: phẩm giá con người và những quyền lợi căn bản
                 B. Bản tính con người là sống trong xã hội: nguyên tắc công ích
                 C. Nguyên tắc tổ chức xã hội: liên đới và hỗ trợ
                 D. Con người với xã hội: nguyên tắc tham gia vào đời sống xã hội và chia sẻ tài sản.
                 E. Những giá trị luân lý trong việc tổ chức xã hội: chân lý, tự do, công bình,  tình yêu.
Mục 6. Những đề tài GHXH  (Click)
          I. Dẫn nhập 
          II. Sơ lược phần thứ nhất của sách TLHT
Phụ lục  (Click)
Phụ lục I. Các văn kiện của Giáo hội bàn về xã hội
Phụ lục II. GHXH trong Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo

Chữ viết tắt
          GHXH: Giáo huấn xã hội của Giáo hội
          GLCG: Sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo
          TLHT: Sách Tóm lược Học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo
      
                                                                    ---------    

Trong Bài thứ nhất, mang tính cách dẫn nhập, chúng tôi xin trình bày vài khái niệm về Giáo huấn xã hội của Giáo hội (viết tắt: GHXH), tương đương với Phần I của sách TLHT (bốn chương đầu) bàn về những yếu tố căn bản của GHXH.
             1/ Nguồn gốc GHXH
             2/ Sự thành hình GHXH
             3/ Bản chất GHXH
             4/ Phương pháp xây dựng GHXH
             5/ Những nguyên tắc của GHXH
             6/ Những đề tài chính của GHXH.
       Những bài kế tiếp sẽ lần lượt nghiên cứu bảy đề tài chuyên biệt được bàn trong Phần II của sách TLHT, đó là: 1/ Gia đình (chương 5). 2/ Lao động (chương 6). 3/ Kinh tế (chương 7). 4/ Cộng đồng chính trị (chương 8). 5/ Cộng đồng quốc tế (chương 9). 6/ Môi sinh (chương 10). 7/ Hòa bình (chương 11).
       Như sẽ nói sau, có thể xếp đặt các đề tài chuyên biệt theo một thứ tự khác, thậm chí có thể thêm hoặc bớt vài đề mục. Điều này không những tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của tác giả nhưng còn tuỳ thuộc hoàn cảnh địa phương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét