Trang

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

GIÁO HUẤN XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI VỀ KINH TẾ

*** Chữ viết tắt 
KT = Kinh tế 
GHXH = Giáo huấn xã hội của Giáo hội 
GLCG = Sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo 
GS = Hiến chế Gaudium et spes (Vui mừng và hy vọng) của công đồng Vaticanô II 
TLHT = Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội 
XH = xã hội 
Các thông điệp: CA = Centesimus annus. CV = Caritas in veritate. SRS = Sollicitudo rei socialis. 
Chúng tôi sẽ chia bài này làm hai mục: 1/ Tóm lược nội dung chương Bảy của Sách TLHT. 2/ Nhận xét. 

--------------- 

Mục I. Sách Tóm lược Giáo huấn xã hội 

Sách TLHT bàn đến Đời sống Kinh tế trong chương Bảy (các số 323-376), gồm 5 đoạn: 1/ Khía cạnh Kinh thánh. 2/ Luân lý và kinh tế. 3/ Sáng kiến cá nhân và sáng kiến kinh doanh. 4/ Các định chế kinh tế phục vụ con người. 5/ Những điều mới mẻ trong lĩnh vực kinh tế. 

Chúng ta có thể vạch ra một thứ tự lý luận như thế này. 

1. Trước hết, tìm hiểu ý nghĩa của giàu sang và khó nghèo trong Kinh thánh (Lời Chúa). 

2. Lý do của việc Giáo hội can thiệp vào lãnh vực kinh tế: bởi vì có một mối liên hệ chặt chẽ giữa kinh tế và luân lý. Trong lãnh vực này, Giáo hội mời gọi mọi người thiện chí hãy dùng lý trí để khám phá ý nghĩa của hoạt động kinh tế nhằm phục vụ con người và xã hội. 

3. Một áp dụng cụ thể của những nguyên tắc vừa rồi là doanh nghiệp: ý nghĩa của tự do trong hoạt động kinh doanh. Đây là một vấn đề gay cấn trong cuộc tranh luận giữa hai chủ nghĩa tự do và xã hội trong thế kỷ XX. 

4. Tiếp đến là vai trò của những tác nhân có ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế: thị trường tự do, sự can thiệp của Nhà Nước, những đoàn thể hoạt động vô vị lợi, và chính các người tiêu thụ. 

5. Sau cùng, cũng như hồi cuối thế kỷ XIX thông điệp “Rerum novarum” đã mở màn cho giáo huấn xã hội, thì ngày nay, cũng cần phác họa những đường hướng mới (res novae) đang diễn ra. 

Như sẽ thấy trong mục 2, các đề mục vừa nêu có thể được sắp xếp theo một thứ tự khác. Ngoài ra, các đề tài liên quan đến đời sống kinh tế không chỉ được sách TLHT bàn trong chương này mà thôi, nhưng còn ở những nơi khác, chẳng hạn như trong chương Bốn (về tài sản) và chương Sáu (về lao động). Hơn nữa, kinh tế cũng liên quan đến gia đình (chương Năm) và Nhà Nước (chương Tám).

I. Khía cạnh Kinh thánh (323-329) 'Click'

II. Luân lý và Kinh tế (330-335) 'Click'

III. Sáng kiến tư nhân và doanh nghiệp (336-345) 'Click'

IV. Những định chế kinh tế phục vụ con người (346-360) 'Click'

V. Những điều mới mẻ (res novae) trong lãnh vực kinh tế (361-376) 'Click'

Mục II. Nhận xét 

I. Khái niệm về KT 'Click'
A. Từ ngữ. B. Sự phát triển kinh tế học. C. GHXH và sinh hoạt KT 

II. Những chủ đề suy tư 'Click' 
[Các chủ đề nền tảng]: A. Nhu cầu và sản xuất. B. Tiêu thụ 
[Kinh tế vi mô] C. Lao động. D. Tư bản. E. Doanh nghiệp 
[Kinh tế vĩ mô] F. Thị trường. G. Nhà Nước 

III. Dưới ánh sáng Lời Chúa 'Click'
A. Cựu ước. B. Giáo huấn của Chúa Giêsu. C. Hội thánh tiên khởi. 

Sinh hoạt kinh tế bao gồm nhiều đề tài: sản xuất, tiêu thụ, mua bán (thương mại), lại còn thêm vấn đề tư bản, lao động, vv. Cách riêng, ta thấy đề tài kinh tế có liên quan chặt chẽ với đề tài lao động[1]. Trên thực tế, hai đề tài sôi bỏng mở màn cho những sự can thiệp của HTXH là: lao động và tư hữu, được đặt lên trong cuộc cách mạng kỹ nghệ bên châu Âu, với hai chủ trương đối nghịch: tự do và xã hội. Phe xã hội tố cáo giới tư bản bóc lột lao động, vì thế cần phải diệt trừ tư hữu. Phe tự do thì bảo vệ tự do như là quyền bất khả xâm phạm và là động lực cho kinh tế, chống lại mọi sự can thiệp của Nhà Nước. Thông điệp Rerum novarum tìm cách dung hoà cả hai chủ thuyết đó; vì thế, không lạ gì mà nhiều người cho rằng HTXH đề ra một con đường thứ ba ở giữa phe tư bản và phe cộng sản. Nên lưu ý là cả hai chương này đều nhắc đến “res novae” (những điều mới) vào thời đức Lêô XIII và vào thời đại hôm nay. 

Ngoài ra, xét về nội dung, vấn đề đời sống kinh tế lôi kéo theo nhiều đề tài được bàn rải rác trong sách TLHT, chẳng hạn như khi bàn về các nguyên tắc phẩm giá con người, công ích, hỗ trợ, liên đới, tài sản phục vụ ích chung (ở trong phần tổng quát). 

Trong mục này, chúng tôi muốn xếp đặt lại các đề tài theo một thứ tự khác, nhằm cho thấy lịch sử của vấn đề và quan điểm của GHXH (với sự tiến triển theo dòng thời gian). Trước hết, chúng ta ôn lại vài khái niệm căn bản về kinh tế (đoạn I). Kế đến là vài chủ đề cụ thể (đoạn II). Sau cùng là suy tư dưới ánh sáng Lời Chúa (đoạn III), được Sách TLHT đặt ở đoạn mở đầu, nhưng chúng tôi đem vào phần kết luận vì những lý do sẽ nói dưới đây. 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------



[1] Vì thế có thể gom hai đề tài vào một chương. Lý do tách rời ra vì sợ quá dài. Trong nguyên bản tiếng Ý, sách TLHT dành 33 trang cho lao động, và cho 23 trang cho kinh tế!

Lm PHAN TẤN THÀNH, O.P.

III. Dưới ánh sáng Lời Chúa

II. Những chủ đề suy tư về kinh tế

I. Khái niệm về kinh tế

V. Những điều mới mẻ (res novae) trong lãnh vực kinh tế (361-376)

IV. Những định chế kinh tế phục vụ con người (346-360)

III. Sáng kiến tư nhân và doanh nghiệp (336-345)

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Caritas Xuân Lộc, nguồn lực và triển vọng



Thanh lọc trí nhớ để ổn định tâm hồn: Những liệu pháp tự nhiên và siêu nhiên


Thể thao trong đời sống Kitô hữu


Khám phá bản thân theo phương pháp Gaston Berger



Cấu trúc văn hóa xã hội của người Việt Nam



Xuất phát lại từ Đức Kitô để xây dựng nền văn minh tình yêu


Linh đạo bác ái


Xây dựng nền văn minh tình yêu cho người nghèo khổ và khuyết tật ở Việt Nam


Xây dựng nền nhân bản toàn diện và liên đới theo Giáo huấn Xã hội Công giáo


Xây dựng nền văn minh tình yêu nơi người Việt Nam


MỤC LỤC

Lời giao cảm

XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÌNH YÊU NƠI NGƯỜI VIỆT NAM... 5 "Click"
1. Xác định từ ngữ. 5
2. Giáo huấn Xã hội Công giáo và nền văn minh tình yêu. 7
3. Xây dựng nền văn minh tình yêu cho người Việt Nam theo Giáo huấn Xã hội Công giáo. 8

XÂY DỰNG NỀN NHÂN BẢN TOÀN DIỆN VÀ LIÊN ĐỚI THEO GIÁO HUẤN XÃ HỘI CÔNG GIÁO.. 13 "Click"
1. Tại sao gọi là nền nhân bản?. 13
2. Nền nhân bản toàn diện bao gồm các lĩnh vực nào?. 17
3. Con người liên đới có các mối tương quan nào?. 18

XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÌNH YÊU CHO NGƯỜI NGHÈO KHỔ VÀ KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM... 21 "Click"
1. Hiện trạng những người nghèo. 21
2. Tình trạng NKT ở Việt Nam với những số liệu và nguyên nhân dẫn đến khuyết tật 24
3. Chương trình hành động của Giáo hội Việt Nam.. 27

LINH ĐẠO BÁC ÁI. 29 "Click"
1. Linh đạo là gì?. 29
2. Linh đạo Bác ái này do ai sáng lập?. 29
3. Linh đạo Bác ái được rút ra từ giáo huấn nào?. 30
4. Giá trị các linh đạo khác sẽ như thế nào?. 31
5. Những thái độ của người tín hữu Kitô khi bước trên con đường tình yêu. 31
6. Những mức độ dấn thân khác nhau của người tín hữu Kitô khi bước trên con đường tình yêu. 31
7. Linh đạo Bác ái đặt nền tảng trên niềm xác tín cơ bản nào?. 32
8. Linh đạo Bác ái được thể hiện trong đời sống như thế nào?. 33
9. Linh đạo Bác ái dẫn đến đích điểm nào?. 33

XUẤT PHÁT LẠI TỪ ĐỨC KITÔ ĐỂ XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÌNH YÊU.. 35 "Click"
1. Hiện trạng việc loan báo Tin Mừng của Giáo Hội Việt Nam và Giáo Hội toàn cầu. 35
2. Mối liên hệ giữa văn hoá và truyền giáo. 36
3. Bài học về việc xây dựng nền văn hoá Kitô Giáo của cha ông ta. 37
4. Xuất phát lại từ Đức Giêsu Kitô để xây dựng nền văn minh tình yêu. 38

PHỤ LỤC - Những công cụ hỗ trợ xây dựng nền văn minh tình yêu.. 43

CẤU TRÚC VĂN HÓA XÃ HỘI CỦA NGƯỜI VIỆT NAM.. 45 "Click"
Lời mở. 45
1. Từ những nhận định thực tế. 45
2. Cấu trúc văn hoá xã hội của người Việt Nam.. 47
Những câu hỏi gợi ‎ý và chia sẻ. 53

KHÁM PHÁ BẢN THÂN THEO PHƯƠNG PHÁP Gaston Berger. 55 "Click"
1. Giới thiệu phương pháp Gaston Berger 55
2. Hướng dẫn cách làm trắc nghiệm.. 56
3. Bảng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.. 57
4. Bản câu hỏi trắc nghiệm cá tính (90 câu) 59
5. Bảng giải đáp cá tính. 67
ĐAM MÊ (Cảm tính + Hoạt tính + Thứ tính) 67
NHIỆT THÀNH (Cảm tính + Hoạt tính + Sơ tính) 68
ĐA CẢM (Cảm tính + Vô hoạt tính + Thứ tính) 70
DUY CẢM (Cảm tính + Vô hoạt tính + Sơ tính) 71
ĐIỂM TĨNH (Vô cảm tính + Hoạt tính + Thứ tính) 73
HĂNG HÁI (Vô cảm tính + Hoạt tính + Sơ tính) 74
LÃNH ĐẠM (Vô cảm tính + Vô hoạt tính + Thứ tính) 75
NHU NHƯỢC (Vô cảm tính + Vô hoạt tính + Sơ tính) 77

THỂ THAO TRONG ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU.. 79 "Click"
1. Hiện trạng thể dục thể thao trong đời sống. 79
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng. 81
3. Ích lợi của thể dục thể thao. 82
4. Làm gì để cổ vũ TDTT trong cộng đồng tín hữu Kitô?. 86

THANH LỌC TRÍ NHỚ ĐỂ ỔN ĐỊNH TÂM HỒN: NHỮNG LIỆU PHÁP TỰ NHIÊN VÀ SIÊU NHIÊN.. 89 "Click"
1. Xác định từ ngữ. 89
2. Lược qua hoạt động trí não để khám phá bộ nhớ con người 91
3. Một vài liệu pháp thanh lọc k‎ý ức để ổn định tâm hồn. 93

CARITAS XUÂN LỘC, NGUỒN LỰC VÀ TRIỂN VỌNG.. .. 95 "Click"
1. Mục đích của các cơ quan, tổ chức trong Giáo hội Công giáo. 95
2. Hoạt động. 96
3. Nguồn lực trong cộng đồng Công giáo. 98
4. Kế hoạch hoạt động. 99
5. Phương tiện hành động

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Tông thư Bát Thập Niên


Thông điệp Phát Triển Các Dân Tộc


Thông điệp Hòa Bình Trên Thế Giới


Phần II


Toàn văn Thông điệp Hiền Mẫu và Tôn Sư

Phần I


Thông điệp Hiền Mẫu và Tôn Sư 

Phần Kết


Thông điệp Tân Sự (kỳ cuối)

Phần IV


Thông điệp Tân Sự (kỳ 4)

Phần III


Thông điệp Tân Sự (kỳ 3)

Phần II


Thông điệp Tân Sự (kỳ 2)

Phần I


Thông điệp Tân Sự

110 câu hỏi đáp về giáo huấn xã hội Công giáo


Tài liệu của Giáo hội Giải thích ý nghĩa Học thuyết Xã hội Công giáo


Các Nguồn Phát Sinh Và ý Nghĩa Hiện Nay


Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

THÔNG ĐIỆP QUAN TÂM ĐẾN VẤN ĐỀ XÃ HỘI (Sollicitudo Rei Socialis)


Tóm tắt 'Tóm lược HTXH của GHCG'

Nhập đề
MỘT NỀN NHÂN BẢN TÒAN DIỆN VÀ LIÊN ĐỚI

Phần 1
Chương I
KẾ HOẠCH YÊU THƯƠNG CỦA THIÊN CHÚA ĐỐI VỚI NHÂN LOẠI

Chương II
SỨ MẠNG CỦA GIÁO HỘI VÀ HỌC THUYẾT XÃ HỘI

Chương III
CON NGƯỜI VÀ NHÂN QUYỀN

Chương IV
CÁC NGUYÊN TẮC CỦA HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO

Phần 2
Chương V
GIA ĐÌNH, TẾ BÀO SỐNG ĐỘNG CỦA XÃ HỘI

Chương VI
LAO ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI

Chương VII
ĐỜI SỐNG KINH TẾ

Chương VIII
CỘNG ĐỒNG CHÍNH TRỊ

Chương IX
CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ

Chương X
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Chương XI
CỔ VŨ HÒA BÌNH

Phần 3
Chương XII
HỌC THUYẾT XÃ HỘI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO HỘI

Kết luận
VÌ MỘT NỀN VĂN MINH TÌNH YÊU