Trang

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Khám phá bản thân theo phương pháp Gaston Berger



Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Lời mở
Để xây dựng nền văn minh tình yêu, mỗi người chúng ta phải biết rõ chính mình về phương diện thể xác cũng như tinh thần để thực hiện việc giáo dục tự thân. Về mặt thể xác, chúng ta thường đi khám sức khoẻ tổng quát với những xét nghiệm đủ loại để biết các bộ phận và chức năng còn tốt hay không. Về mặt tinh thần, chúng ta cũng có những phương thức để biết mình thuộc loại cá tính nào, có những nhu cầu gì, những đặc tính gì nổi bật hay những nguy hại nào có thể dẫn đến những sai trái trong cuộc sống; nhờ đó ta tìm cách sửa đổi, tăng cường hay phát huy những khả năng, tiềm năng của tinh thần như cảm tính, hoạt tính, thứ tính, độ rộng ý thức, lòng ham mê hiểu biết…
Có nhiều phương pháp để khám phá bản thân như phương pháp dựa trên thuyết Cửu Loại (Enneagram) của môn phái Sufi có trên 2000 năm nay (x. P. Chu Quang Minh, Biết mình để sống vui, tr.3-75) cho đến các phương pháp tâm lý thực nghiệm mới mẻ với những bản trắc nghiệm cá tính đầy đủ hơn và được giải bằng máy tính điện tử. Tuy nhiên, chúng tôi giới thiệu phương pháp của Gaston Berger vì phương pháp này vẫn còn có giá trị lớn, đã được áp dụng cho hàng triệu người trên thế giới, có thể giúp ta khám phá bản thân về nhiều khả năng khác nhau và sửa đổi tâm tính tính của mình bằng những sinh hoạt thích hợp. Hơn nữa, đây còn là phương pháp dễ làm và không bị lệ thuộc vào máy móc kỹ thuật.
1.1. Theo Gaston Berger, con người có rất nhiều khả năng tinh thần. Tuy nhiên, ông quan tâm đến 9 khả năng sau đây:
Cảm tính: khả năng cảm nhận những cảm xúc mạnh và thường xuyên.
Hoạt tính: khả năng dễ thực hiện những hành động có chủ ý.
Thứ tính hay Sơ tính: khả năng kềm giữ nhiều hay ít những tình cảm của mình, hoặc biến những suy nghĩ, cảm xúc thành hành động chậm hay nhanh.
Động rộng ý thức: khả năng có nhiều hình ảnh, ý tưởng, cảm xúc khác nhau cùng hiện diện một lúc trong tâm trí.
Tính phân cực: đặc tính phân biệt loại người Hùng có cực tính dương (tìm cách chiếm giữ bằng áp lực, cai trị), với loại người Thư có cực tính âm (tìm cách lôi cuốn, quyến rũ, làm say mê).
Tham vọng: ước ao gia tăng cái mình có hay có thể có.
Hứng khởi cảm giác: đặc tính lôi kéo người ta vào thế giới cảm giác và đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tìm hưởng cái đẹp.
Tính mẫn cảm: đặc tính khiến người ta lưu ý nhiều đến người khác và sẵn lòng giúp đỡ hay làm thay cho họ.
Đam mê hiểu biết: đặc tính liên quan đến óc tò mò, yêu cầu tìm hiểu chứ không xác định sự thông minh.
1.2. Trong 9 đặc tính trên đây, ông chú ý tới 3 đặc tính đầu tiên và dựa vào đó để xác định loại cá tính của mỗi người về mặt tâm lý. Ông chia cá tính con người thành 8 loại khác nhau. Mỗi loại tuỳ vào mức độ cao hay thấp so với trung bình (45 điểm) của cảm tính và hoạt tính mà ông gọi tên là có cảm tính, hoạt tính hay vô cảm tính, vô hoạt tính. Yếu tố thứ ba là thứ tính hay sơ tính cũng được so sánh với điểm trung bình để gọi là thứ tính (trên 45 điểm) hay sơ tính (dưới 45 điểm).
Tám loại đó như sau:
Đam mê:            Cảm tính                    +          Hoạt tính                    +          Thứ tính
Nhiệt thành:      Cảm tính                    +          Hoạt tính                    +          Sơ tính
Đa cảm:             Cảm tính                    +          Vô hoạt tính              +          Thứ tính
Duy cảm:           Cảm tính                    +          Vô hoạt tính              +          Sơ tính
Điềm tĩnh:         Vô cảm tính               +          Hoạt tính                    +          Thứ tính
Hăng hái:          Vô cảm tính               +          Hoạt tính                    +          Sơ tính
Lãnh đạm:         Vô cảm tính               +          Vô hoạt tính              +          Thứ tính
Nhu nhược:       Vô cảm tính               +          Vô hoạt tính              +          Sơ tính
1.3. Ông phân tích mỗi loại cá tính để nêu ra các đặc điểm chung của từng loại người với những nhu cầu căn bản, những hứng thú sâu xa của họ đối với những hoạt động tinh thần hay những thú vui vật chất. Ông cũng nêu ra những năng khiếu tổng quát, thành quả cá tính và giá trị nổi bật của mỗi loại cá tính. Là một nhà tâm lý học, ông cũng phân tích những đặc điểm nổi bật của cá tính có thể trở thành những đặc tính nguy hại nếu không biết kiềm chế và cả những sai trái có thể nếu không biết sửa đổi. Giá trị đặc biệt của phương pháp là ông giới thiệu những loại sinh hoạt thích hợp cho từng cá tính để giúp họ phát triển con người, sửa đổi những đặc tính nguy hại.
Chúng tôi giới thiệu phương pháp khám phá bản thân của ông kèm theo những chỉ dẫn để mỗi người có thể tự làm trắc nghiệm cho mình hay giúp người khác.
2.1. Các bước phải làm
- Việc đầu tiên bạn lấy Bảng Trả lời Các Câu hỏi Trắc nghiệm, ghi rõ Họ Tên, Tuổi, Trình độ Văn hoá, Ngày làm Bảng Trả lời. Bảng này chia làm 9 cột, mỗi cột hướng về một tài năng tinh thần như Cảm tính, Hoạt tính, Thứ tính hay Sơ tính, Độ rộng ý thức, Tính phân cực, Tham vọng, Hứng khởi cảm giác, Tính mẫn cảm, Đam mê hiểu biết. Việc này mất khoảng 5 phút.
- Tiếp theo bạn lấy bản Câu hỏi Trắc nghiệm Cá tính và trả lời theo các câu hỏi gợi ý bằng cách ghi điểm vào Bảng Trả lời. Bản Câu hỏi Trắc nghiệm gồm 90 câu, đánh số từ 1 đến 99, không có các số tròn chục như 10, 20, 30… Việc này mất khoảng 45 phút.
- Cộng điểm của Bảng Trả lời để tìm ra loại cá tính và mức độ các tài năng tinh thần. Việc này mất khoảng 5-10 phút.
- Sau khi biết rõ loại cá tính của mình hay của người khác, ta tìm trong Bảng Giải đáp Cá tính để kiểm tra xem loại cá tính đó có những đặc tính chung nào, nhu cầu căn bản nào, có hứng thú sâu xa gì, năng khiếu tổng quát gì… Nếu thấy chúng phù hợp với mình ta sẽ tìm hiểu thêm về các đặc tính nổi bật, đặc tính nguy hại, sai trái có thể và những phương thế sửa chữa trong phần sinh hoạt thích hợp. Nếu thấy chúng không phù hợp hay chỉ phù hợp vài điểm, ta phải xét xem loại cá tính này có gần với loại nào khác trong cặp đôi không (Cảm tính – Vô Cảm tính, Hoạt tính – Vô Hoạt tính, Thứ tính – Sơ tính) vì khi trả lời câu hỏi trắc nghiệm, có thể ta đã trả lời thiếu chính xác 1,2 câu nào đó nên số điểm  thay đổi, nhất là với số điểm ở gần mức trung bình (từ 39-49).
2.2. Cách trả lời
Đọc kỹ câu hỏi và trả lời theo thực tế của mình chứ không theo suy luận, nghĩa là nếu trong cuộc sống ta đã hành động và cảm nghĩ thế nào thì trả lời như thế.
Mỗi câu trả lời có số điểm kèm theo (9đ hoặc 5đ, hoặc 1đ), ta điền số điểm ở bên cạnh số của câu hỏi. Thí dụ: Câu số 1: 9đ; câu số 2: 1đ;…
Trong trường hợp câu hỏi không ghi rõ số điểm và người làm trắc nghiệm cũng không xác định được thái độ của mình theo điểm 9 hay điểm 1, nghĩa là thấy mình ở trong cả hai trường hợp, thì ta dùng điểm 5 là điểm trung bình cho câu trả lời.
2.3. Cách cộng điểm
Sau khi trả lời hết mọi câu hỏi, ta hãy cộng số điểm trong từng cột.
Điểm trung bình ở mỗi cột là 45 điểm trên 90 điểm (45/90 điểm), điểm tối đa là 90, điểm tối thiểu là 10.
Như thế, tuỳ theo số điểm, ta chia các đặc tính thành hai khu vực:
TỪ 10 ĐẾN 45 ĐIỂM
TỪ 46 ĐẾN 90 ĐIỂM
Vô cảm tính
Vô hoạt tính
Sơ tính
Động rộng ý thức: kém
Tính phân cực: âm
Tham vọng: ít
Hứng khởi cảm giác: ít
Tính mẫn cảm: thấp
Đam mê hiểu biết: ít
Cảm tính
Hoạt tính
Thứ tính
Động rộng ý thức: lớn
Tính phân cực: dương
Tham vọng: nhiều
Hứng khởi cảm  giác: nhiều
Tính mẫn cảm: cao
Đam mê hiểu biết: nhiều
Lưu ý:
Số điểm hoàn toàn không có tính cách luân lý, nghĩa là không phải có số điểm cao là tốt, số điểm thấp là xấu, vì các điểm này chỉ giúp cho chúng ta hiểu cá tính của mình đang nghiêng về phía nào mà thôi.
Họ và tên: ..........................................................................
Tuổi: ...................................................................................
Trình độ học vấn: .............................................................
Ngày làm bảng: .................................................................
Ghi điểm vào cột câu hỏi:
Cảm tính
Hoạt tính
Thứ tính
Độ rộng ý thức
Tính phân cực
Tham vọng
Hứng khởi cảm giác
Tính mẫn cảm
Đam mê hiểu biết
01                  
02     
03     
04     
05     
06     
07     
08     
09     
11     
12     
13     
14     
15     
16     
17     
18     
19     
21     
22     
23     
24     
25     
26     
27     
28     
29      
31     
32     
33     
34     
35     
36     
37     
38     
39     
41     
42     
43     
44     
45     
46     
47     
48     
49     
51     
52     
53     
54     
55     
56     
57     
58     
59     
61      
62     
63     
64     
65     
66     
67     
68     
69     
71     
72     
73     
74     
75     
76     
77     
78     
79     
81     
82     
83     
84     
85   
86     
87     
88    
89     
91     
92      
93    
94     
95   
96     
97     
98     
99     
Tổngcộng       
       
       
       
       
       
       
       
       

Loại cá tính:...........................................
* Ghi chú:
Có gần với loại cá tính khác?..............
Thí dụ:
Dưới đây là bảng Trả lời của một người làm trắc nghiệm để làm thí dụ:
Họ và tên: NGUYỄN THỊ MỸ ANH
Tuổi: 16
Văn hoá: Lớp 10
Ngày làm trắc nghiệm: 19-10-1987

Cảm tính
Hoạt tính
Thứ tính
Độ rộng ý thức
Tính phân cực
Tham vọng
Hứng khởi cảm giác
Tính mẫn cảm
Đam mê hiểu biết
01      5             
02      9
03      1
04      9
05      1
06      9
07      5
08      9
09      1
11      9
12      1
13      9
14      5
15      1
16      1
17      9
18      1
19      1
21      5
22      9
23      5
24      1
25      1
26      9
27      5
28      1
29      9
31      9
32      5
33      9
34      1
35      9
36      9
37      1
38      9
39      9
41      9
42      5
43      9
44      1
45      1
46      5
47      9
48      9
49      1
51      9
52      5
53      1
54      1
55      1
56      9
57      9
58      9
59      5
61      9
62      9
63      1
64      1
65      1
66      5
67      9
68      1
69      9
71      5
72      9
73      9
74      5
75      1
76      5
77      1
78      1
79      1
81      9
82      9
83      5
84      9
85      1
86      9
87      5
88      5
89      9
91      5
92      9
93      9
94      5
95      9
96      9
97      5
98      9
99      5
 Tc   74
        70
        58
        38
        26
        70
        58
        54
        41
Thí dụ: Em Nguyễn Thị Mỹ Anh có số điểm ở ba cột đầu: cảm tính 74  +  hoạt tính 70  +  thứ tính 58. Vậy em thuộc loại cá tính Đam mê. Không có nguy cơ gần loại cá tính khác.


Vài gợi ý hướng dẫn cho người làm trắc nghiệm:
 - Nhiều người tuy cùng loại cá tính nhưng số điểm ở 3 cột lại cao thấp khác biệt nhau nên các yếu tố trong cá tính cũng khác nhau. 

- Hơn nữa, độ cao thấp ở 3 đặc tính đầu là Cảm tính, Hoạt tính, Thứ tính hay Sơ tính cũng có thể theo một thứ tự khác. Yếu tố này cũng dẫn đến sự khác biệt trong cùng loại cá tính. Bảng Giải đáp Cá Tính sẽ chỉ dẫn điều đó. Thí dụ Cảm tính có số điểm lớn nhất rồi tới Thứ tính, sau đó mới tới Hoạt tính (CTH) hoặc Thứ tính có số điểm cao nhất rồi mới tới Hoạt tính và Cảm tính (THC). 
- Nhiều người tuy có số điểm giống hệt nhau ở 3 cột nhưng cá tính lại khác nhau vì số điểm ở 6 cột đặc tính còn lại khác nhau. Thậm chí nếu cả 9 cột có trùng số điểm thì cá tính vẫn có những điểm khác biệt vì còn nhiều yếu tố khác chưa biết đến. 
- Hơn nữa, nếu số điểm về Cảm tính, Hoạt tính hay Thứ tính quá gần với mức trung bình, ta nên tra cứu thêm về loại cá tính sóng đôi ở Vô cảm tính, Vô hoạt tính và Sơ tính. 
Thí dụ: một người có số điểm ở ba cột đầu: Cảm tính 46 + Hoạt tính 49 + Thứ tính 29. Như thế người đó thuộc cá tính Nhiệt thành. Tuy nhiên, khi xét đặc tính chung người đó lại thấy mình thuộc loại Hăng hái nghĩa là Vô cảm tính + Hoạt tính + Thứ tính. Sự khác biệt này bắt nguồn từ việc người đó trả lời sai một câu hỏi ở cột Cảm tính, đã cho điểm 9 (thay vì điểm 1). Điểm thật của người đó là 46-9+1=38. Do đó, khi thấy số điểm trong khoảng 39-49, ta nên cẩn thận để xác định đúng loại cá tính. 
- Ta có thể làm lại bản trắc nghiệm sau một thời gian dài (thí dụ vài ba năm) để kiểm tra mức tiến bộ và sự thay đổi về tâm lý của mình vì việc sửa đổi khuyết điểm cũng biến đổi các đặc tính tâm lý.




1. Tôi có hay bận tâm tới những chuyện nhỏ nhặt mà tôi biết là chúng không quan trọng không?
- Đôi lúc tôi xúc động mạnh vì những chuyện không đâu. (9)
- Tôi chỉ lo âu trước những biến cố quan trọng. (1)
2. Tôi thấy mình cần phải làm việc ngay trong giờ được quyền nghỉ như học hỏi thêm, hoạt động xã hội, làm việc nhẹ, làm việc thủ công hay những việc không có dự tính trước. (9)
- Tôi cứ ngồi bất động một thời gian lâu mà không làm gì cả, hoặc chỉ mơ màng, giải trí (đọc sách, nghe nhạc, xem tivi…). (1)
- Tôi biết dùng thời gian để nghỉ ngơi. (5)
3. Tôi có làm việc vì một tương lai còn xa? (Như dành dụm cho tuổi già, góp nhặt chất liệu cho một công việc lâu dài hoặc nhằm đạt đến một hiệu quả xa xôi). (9)
-Tôi chỉ chú ý đến việc mang lại hiệu quả tức khắc. (1)
4. Tôi có để ý hết mình đến việc đang làm đến nỗi không biết gì đến những việc xảy ra xung quanh? (1)
- Tôi có thể vừa làm việc vừa theo dõi được những chuyện xảy ra chung quanh mình. (9)
5. Tôi có hiếu chiến? Tôi có thích tranh cãi, chiến đấu? (9)
- Tôi ngại những cuộc đấu tranh, bàn cãi gây gắt? Tôi thường nghĩ rằng tốt hơn là nên nhượng bộ (ít ra là tỏ vẻ bên ngoài) thay vì tạo nên các cuộc tranh chấp, xung đột? (1)
6. Tôi có nhiều tham vọng (thí dụ rất ao ước gia tăng của cải, địa vị, thế lực, kiến thức của mình)? (9)
- Tôi cảm thấy ít bận tâm đến những việc gia tăng này và cho tất cả đều không đáng tốn công theo đuổi. (1)
7. Tôi có để ý nhiều đến những thứ do giác quan đem lại như màu sắc, âm thanh, hình dáng? (9)
- Đối với tôi những thứ do giác quan cung cấp chỉ là những cái giúp tôi hiểu biết về bản chất của sự vật (chẳng hạn tôi lưu tâm đến ý nghĩa của lời nói mà không hề chú ý đến giọng nói, hoặc chú ý đến lợi ích của đồ vật hơn là màu sắc của nó)? (1)
8. Tôi có xúc động cảm thương cho số phận của người khác (thí dụ trước một người bị thương đau đớn, trước một trẻ em đi lạc)? (9)
- Tôi vẫn giữ được bình tĩnh ngay cả khi tôi đang tìm cách giúp đỡ họ một cách hữu hiệu? (1)
9. Tôi có thường tìm cách giải quyết những vấn đề không mấy thực tế (thí dụ như vấn đề kinh tế, các sự kiện xã hội hay khoa học rộng lớn)? (9)
- Tôi chỉ ưa những kết quả cụ thể và không thèm ngó ngàng đến những cái chẳng đem lại lợi lộc gì? (1)

10. Không.

11. Tôi dễ phấn khởi, dễ tức giận. (9)
- Tôi lặng lẽ chấp nhận sự việc một cách bình tĩnh. (1)
12. Tôi cần phải có cố gắng nhiều để đi từ tư tưởng đến hành động, từ quyết định đến thi hành. (1)
- Tôi thi hành ngay điều vừa quyết định một cách nhanh chóng và không mấy khó khăn. (9)
13. Tôi có hay tưởng nghĩ đến những cái có thể xảy ra và từ đó tôi đề phòng cẩn thận (thí dụ chuẩn bị hành trang thật kỹ, nghiên cứu lộ trình dự đoán trở ngại)? (9)
- Tôi ưa tuỳ cơ ứng biến. (1)
14. Tôi có xem sự chính xác là rất hệ trọng? Tôi thích ý tưởng rõ ràng, nhiệm vụ được chỉ định chính xác. (1)
- Tôi thích những cái mơ hồ, chưa xác định rõ ràng hay chỉ có giá trị vì một vài nét độc đáo nào đó của chúng. (9)
15. Tôi có thích ra lệnh hoặc có khi nào bắt người khác phải tuân theo mệnh lệnh, ước muốn của tôi? (9)
- Tôi chán ghét việc cưỡng bức người khác. Tôi chỉ thích dàn xếp và khuyến dụ họ. (1)
16. Tôi có sẵn lòng cho người khác mượn sách vở, dụng cụ, đồ nghề của mình? (1)
- Tôi không thích cho mượn đồ của mình. (9)
17. Tôi có để ý nhiều đến đồ ăn thức uống? Tôi ăn chậm rãi ngon miệng? Tôi là người sành ăn? (9)
- Tôi chẳng để ý gì về món ăn vì ăn chỉ cốt để sống mà thôi. (1)
18. Tôi có xem tình cảm của người khác quan trọng hơn hành động họ thực hiện? (9)
- Ngược lại, tôi nghĩ rằng chỉ có hành động và kết quả của hành động mới đáng kể mà thôi? (1)
19. Tôi thích những trò tiêu khiển nặng về tâm trí (như nghiên cứu, thảo luận), các trò chơi suy nghĩ (cờ vua, cờ tướng…)? (9)
- Tôi giải trí bằng những trò tiêu khiển có tính cách thể lý (như thể thao, du lịch), xã hội (như thăm viếng, họp mặt), tình cảm (như đọc sách, xem báo)? (1)

20. Không.

21. Tôi có dễ tự ái? Dễ bị tổn thương nặng bởi một lời chỉ trích nhẹ nhàng, một câu phê bình hay chế diễu tầm thường? (9)
- Tôi đón nhận lời phê bình mà không bị tổn thương (1)
22. Tôi có dễ chán nản trước những khó khăn hay nhiệm vụ nặng nề? (1)
- Ngược lại, tôi được phấn chấn vì những khó khăn và coi đó như một thứ kích thích khiến mình cố gắng hơn? (9)
23. Tôi sống theo những nguyên tắc chặt chẽ? (9)
- Tôi thích ứng dễ dàng với hoàn cảnh khác nhau? (1)
24. Tôi chống lại một cách mạnh mẽ và tức khắc những gì làm xáo trộn công việc mình đang thực hiện? Tôi phát cáu với những ai làm tôi bị phân tán, không tập trung vào công việc của tôi? (1)
- Tôi bình tĩnh đón nhận những hỗn loạn này và chỉ mềm dẻo phản ứng lại thôi? (9)
25. Tôi có tử tế, ân cần tìm cách làm đẹp lòng những người đến với tôi? (1)
- Tôi đối xử giản dị với họ, có khi còn có vẻ khô khan hoặc thô bạo nữa? (9)
26. Tôi có nhận thức về giá trị của thời gian? Tôi có vội vã làm những gì cần thiết để nhanh chóng bước sang việc khác? (9)
- Tôi ít nhạy cảm với chính giá trị thời gian. Tôi ít lưu tâm đến tốc độhiệu suất (làm tối đa công việc trong một thời gian tối thiểu)? (1)
27. Tôi có lưu tâm đến việc chuẩn bị bữa ăn, cách nấu nướng đồ ăn? (9)
- Tôi dửng dưng với chuyện bếp núc (thí dụ như khi tôi phải mời ai ăn uống, tôi chỉ coi đó như là một phương cách để làm hài lòng kẻ khác hoặc để sửa soạn cho công việc được thành công nhanh chóng và chắc chắn mà thôi?) (1)
28. Tôi có yêu thú vật như là những sinh vật có cá tính và lo âu đến những gì chúng có cảm giác? (9)
- Dù không đánh đập chúng, nhưng tôi xem chúng như gia súc, nghĩa là gần như đồ vật mà thôi? (1)
29. Tôi nghĩ rằng có những điều huyền diệu cần được tôn trọng. Trong một vài lĩnh vực, lý trí cũng đành phải nhường chỗ chứ không thể tìm hiểu sâu hơn? (1)
- Tôi cho rằng việc tôn trọng các điều huyền diệu đó sẽ là coi thường lý trí, và hơn nữa còn đắc tội với tinh thần? (9)

30. Không.

31. Tôi có dễ bối rối bởi một biến cố bất ngờ? Tôi có giật mình khi người ta gọi tôi đột ngột. Tôi dễ đỏ mặt hay tái mặt. (9)
- Tôi khó bị xáo trộn, bối rối (1)
32. Tôi có thích mơ mộng về một quá khứ không còn nữa hay về một tương lai chưa thành hình hoặc về một điều hão huyền? (1)
- Tôi thích hành động hơn. Ít ra là tôi phác hoạ những dự định xác đáng, chuẩn bị thật sự cho tương lai? (9)
33. Tôi có nhẫn nại trong khi thực hiện các kế hoạch, tôi có luôn hoàn tất những gì tôi đã bắt đầu? (9)
- Tôi thường bỏ rơi một công việc trước khi hoàn tất nó (bắt đầu thì lớn lao, kết thúc lại không ra gì)? (1)
34. Tôi cần phân tích vấn đề thì tôi mới hiểu được? Có phải chỉ khi nào đi sâu vào chi tiết tôi mới hiểu được một sự chứng minh, một bộ máy, một tiến trình kỹ thuật? (1)
- Tôi chỉ cần biết cái toàn bộ, toàn khối, toàn thể. (9)
35. Tôi có tự nhiên đón nhận cách sống của những người mà mình phải sống chung? (1)
- Tôi vẫn giữ thói quen thường ngày của mình trong mọi môi trường? (9)
36. Trong tình yêu hay tình bạn, tôi có ghen tương? (1)
- Tôi ít có tính ghen tỵ? (9)
37. Tôi có khoái cảm về xúc giác? (thí dụ như khi sờ vào nhung, lụa, gấm vóc, bộ lông mềm mại tôi có xúc cảm dễ chịu hay khó chịu cũng vậy) (9)
- Tôi ít quan tâm đến loại cảm giác này? (1)
38. Tôi có dùng người khác để mưu lợi riêng cho mình? Tôi có coi họ như những dụng cụ để sử dụng hay như những chướng ngại cần phải tránh? (1)
- Ngược lại, tôi thường đặt mình vào vị trí của người khác để nhìn theo quan điểm của họ mà quên đi quan điểm của mình? Tôi thông cảm với họ và tìm cách phục vụ họ hơn là để họ phục vụ tôi? (9)
39. Tôi thường quan tâm đến sự kiện cụ thể hơn là tư tưởng trừu tượng? (1)
- Tôi quan tâm hơn đến tư tưởng hoặc lý thuyết? (9)

40. Không.

41. Tôi có nổi nóng khi nói chuyện? Tôi có cao giọng trong câu nói? Tôi có dùng những lời nặng nhẹ, những tiếng thô lỗ? (9)
- Tôi nói một cách chậm rãi, bình tĩnh, xác đáng? (1)
42. Tôi có làm ngay những việc cần làm và chẳng cần phải cố gắng gì nhiều (như viết thư, sửa đổi một công việc?) (9)
- Tôi trì hoãn hay để lại thời gian sau mới làm? (1)
43. Tôi có giữ lâu dài những tình cảm của mình (như tiếp tục tình bạn thời thơ ấu, đến thăm thường xuyên các bạn cũ, các nhóm thân hữu)? (9)
- Tôi thường thay đổi bạn bè (cắt đứt việc lui tới với những người quen biết dù không phải vì lý do quan trọng)? (1)
44. Tôi có đúng giờ? Đôi khi tôi còn đến trước giờ để không bị lỡ hẹn? (1)
- Tôi thường đến chậm hơn? (9)
45. Tôi có chơi, hay ít ra là thích chơi, những môn thể thao hoặc trò chơi mạnh bạo (Đối với nam: bóng bầu dục, quyền anh, đua xe gắn máy…Đối với nữ: bóng rổ, bóng đá, quần vợt…)? (9)
- Tôi không ưa chơi các môn ấy? (1)
46. Tôi có hăng hái chứng minh quyền lợi chính đáng của mình hay đòi hỏi công bằng cho mình? (9)
- Tôi chán ghét việc khiếu nại và dễ dàng bỏ cả quyền lợi chính đáng của mình? (1)
47. Tôi có thích ngắm mình trong gương để tìm hiểu những biểu lộ tình cảm của mình? Tôi có chú trọng đến cử chỉ và giọng điệu của mình? (9)
- Tôi chẳng mấy lưu tâm tới? (1)
48. Tôi có chú ý đến những người cộng tác với mình, đến người giúp việc hay bạn đồng nghiệp của mình để tiếp tục liên lạc với họ, ngay cả khi họ không còn ích lợi nữa (thí dụ tôi không nỡ đuổi tên đầy tớ lười biếng hay một nhân viên bất cẩn)? (9)
- Tôi cắt đứt ngay mối quan hệ bất lợi này (bằng cách thay thế một cộng tác viên khác, hay thay đổi mối giao hảo)? (1)
49. Trong số các tiểu thuyết, tôi thích loại thuật sự, nghĩa là thích loại truyện kể lại về một biến cố xảy ra với nhiều chi tiết? (1)
- Tôi thích loại truyện chủ đề tâm lý xã hội, nghĩa là những truyện giúp tôi hiểu thêm về tâm lý nhân vật hay có một giá trị triết lý, đạo đức, xã hội? (9)

50. Không.

51. Tôi có lo âu trước một nhiệm vụ mới hay trước những thay đổi trong tương lai? (9)
- Tôi đón nhận tình cảnh mới với tâm hồn bình tĩnh? (1)
52. Tôi có quyết định tức thời không, ngay cả trong trường hợp khó khăn? (9)
- Tôi lưỡng lự và chần chừ mãi? (1)
53. Qua một cơn giận hay sau khi bị nhục mạ, tôi có giải hoà ngay được không (trở lại tình trạng hoàn toàn như trước và không nghĩ đến chuyện xích mích nữa)? (1)
- Tôi vẫn còn khó chịu trong một thời gian? (5)
- Tôi khó mà hoà giải với người khác: tôi giữ mãi niềm oán hận hay ác cảm lâu dài? (9)
54. Tôi tỉ mỉ, kỹ lưỡng (trong công việc, trong cách ăn mặc, trong sở thích)? (1)
- Tôi là người cẩu thả, thiếu cẩn thận? (9)
55. Tôi có thấy cần gây cảm tình với những người mình liên hệ, ngay cả với người mà tôi chẳng hy vọng được lợi gì nơi họ? (1)
- Tôi chẳng cần để ý đến tình cảm của mọi người và chỉ tìm cách gây cảm tình với những người tôi yêu mến thôi? (9)
56. Tôi có ưa thích tạo thành tích không (thành tích đạt được trong thể thao, trong công việc, trong cách giải trí như săn bắn, đánh cờ, trong cộng đồng, trong nhóm bạn bè)? Tôi có theo đuổi để nâng cao thành tích đó? (9)
- Tôi chẳng lo nghĩ gì đến việc này cả? (1)
57. Tôi có thích xa hoa không (thích sự vật vì nó xa hoa chứ không phải vì nó cần thiết: thí dụ mua một bộ quần áo đắt tiền, một chiếc xe sang trọng, một đồ dùng quý giá vượt quá hoàn cảnh xã hội của tôi)? (9)
- Tôi không thích xa hoa? (1)
58. Tôi có yêu thích  trẻ con không? Tôi sẵn lòng gần gũi và chơi với chúng? (9)
- Trẻ con làm tôi bực mình? (1)
- Tôi không để ý đến trẻ con, tôi chỉ yêu mến chúng cách chung chung vậy thôi? (5)
59. Đối với tôi, đời sống xã hội rất quan trọng. Tôi có nghĩ rằng mọi người có bổn phận dấn thân vào đấy? (1)
- Tôi nghi ngờ xã hội và có huynh hướng muốn thoát ra khỏi nó để được tự do suy nghĩ những điều vượt ra ngoài mọi truyền thống, không phải tuân theo những đòi hỏi của thời đại và của môi trường? (9)

60. Không.

61. Tôi có dễ thay đổi tâm trạng: từ hào hứng đến ủ rũ, từ vui sướng đến buồn rầu hay ngược lại mà không có nguyên do rõ ràng hay chỉ vì một chuyện không đâu? (9)
- Lúc nào tôi cũng giữ được tâm trạng ổn định, quân bình? (1)
62. Tôi có phải là người linh hoạt, hiếu động (khi nói tôi khoa tay, nhấp nhỏm khi ngồi trên ghế, đi đi lại lại trong phòng, cả khi bị xúc động mạnh)? (9)
- Khi không có cảm xúc nào, tôi thường ngồi bất động? (1)
63. Tôi tự ép mình vào một số thói quen chặt chẽ? Tôi gắn bó vào một số điều và cứ lặp đi lặp lại chúng? (9)
- Tôi ghê sợ thói quen và nguyên tắc, tôi ghét cái thường nhật và đã được đoán trước. Tôi thích những cái bất ngờ? (1)
64. Tôi có cảm thấy thời gian như dòng chảy liên tục, không ngắt đoạn và cuốn hút theo nó tất cả? (9)
- Thời gian đối với tôi là một loạt liên tiếp những lúc cố định, tách biệt nhau, dần dần trôi qua nhưng được ý thức không thay đổi của tôi thu nhận? (1)
65. Tôi có biết tạo áp lực với người khác? Tôi có tự mình nắm quyền điều khiển một tập thể, hướng dẫn một công việc, tổ chức một buổi họp mặt? (9)
- Tôi chỉ nhận dẫn dắt người khác (nếu tôi đã từng dẫn dắt) khi nào họ yêu cầu tôi làm, hay ít nhất là khi họ tự ý chấp nhận sự dẫn dắt của tôi? (1)
66. Tôi có thích là người đứng đầu ở khắp nơi? Tôi có thích ưu thế hơn người khác? (9)
- Tôi có tự ẩn mình sau người khác, tự xoá mình trước kẻ khác không? (5)
- Tôi lãnh đạm thờ ơ với quyền ăn trên, ngồi trước? (1)
67. Tôi có thích vuốt ve trẻ em hoặc thú vật? (9)
- Tôi không ưa thích cử chỉ này (dù tôi vẫn có tình cảm hiền hậu, âu yếm với trẻ em và thú vật)? (1)
68. Tôi thích được yêu mến hơn là phục tùng? (9)
- Theo tôi, có nhiều điều quan trọng hơn là tình yêu, và để thực hiện các công cuộc này, người ta phải đặt tình cảm xuống hàng thứ yếu? (1)
69. Tôi cảm thấy mình cần phải có tâm tình khiêm tốn trước các vấn đề phức tạp và cảm thấy kiêu hãnh trước tiến bộ của khoa học hay trước những phát minh của mình? (1)
- Tôi coi những tình cảm khiêm tốn hay kiêu hãnh này là không đúng chỗ. Tôi chỉ coi trọng sự hiểu biết mà thôi? (9)

70. Không.

71. Tâm trí tôi có hay bị ám ảnh khiến tôi nghi ngờ, bối rối với các hành động nhỏ nhặt (ví dụ như không biết mình đã đóng cửa, tắt điện hay chưa)? Tôi có thường giữ trong tâm trí mình một ý tưởng nhỏ nhen nào đó làm cho tôi khó chịu? (9)
- Tôi chỉ đặt biệt chú ý khi tình trạng thực sự đáng lưu tâm? (1)
72. Tôi không bao giờ chần chừ khi phải quyết định thay đổi cách làm, cách sống để tạo nên hiệu quả ích lợi hơn, dù tôi biết rằng việc thay đổi này đòi tôi phải cố gắng nhiều? (9)
- Tôi lùi bước trước một công việc cần làm và tôi thích giữ nguyên tình trạng hiện có? (1)
73. Tôi thích trật tự, thích cái gì cân đối, đều đặn? (9)
- Trật tự làm tôi buồn chán và tôi thấy chỗ nào cũng cần phải có sự độc đáo, phóng khoáng? (1)
74. Tôi thấy cần phải thúc đẩy công việc mình làm đến mức độ hoàn hảo? (1)
- Tôi không đòi hỏi gì nhiều và cảm thấy bằng lòng với những kết quả tương đối, với “cái đa số chung chung”? (9)
75. Tôi thích liều lĩnh? Tôi cảm thấy thích thú đặc biệt khi phải đương đầu với hiểm nguy? (9)
- Tôi sợ những cuộc phiêu lưu bấp bênh (điều này không có nghĩa là tôi thiếu can đảm khi đối mặt với một nguy hiểm bất ngờ)? (1)
76. Tôi vốn là người đa nghi, ưa ngờ vực? (9)
- Tôi là người dễ tin người khác? (1)
77. Tôi có năng khiếu về thẩm mỹ, nghệ thuật? Đối với tôi, giá trị nghệ thuật cũng cao cả như giá trị của đạo đức? (9)
- Đối với tôi, nghệ thuật chỉ chiếm hàng thứ yếu và tôi chỉ coi nó như một phương tiện giải trí mà thôi? (1)
78. Khi có tình cảm với một người, tôi có cảm thấy cần biểu lộ nó ra bằng những lời thân ái, những cử chỉ quan tâm tế nhị? (9)
- Tôi chỉ diễn tả tình cảm của mình qua những hành động cụ thể, có hiệu quả thiết thực như giúp đỡ một công việc nào đó, khuyên bảo về việc học hành? (1)
79. Tôi thích mẫu người giản dị, những bài thơ dễ hiểu, những câu chuyện đơn giản? (1)
- Tôi chán ngấy những cái giản đơn và thích những tác phẩm, những con người tạo cho tôi có dịp suy nghĩ mãnh liệt? (9)

80. Không.

81. Thỉnh thoảng tôi bị xúc động mạnh đến nỗi không thể làm được điều gì mình muốn (chẳng hạn sợ đến nỗi không dám động đậy, nhát đến độ quên nói một lời)? (9)
- Tôi ít khi gặp tình trạng này? (5)
- Tôi chưa bao giờ bị xúc động như thế cả? (1)
82. Khi tôi ra lệnh cho người khác làm một công việc, tôi không còn để ý xem việc đó được thi hành như thế nào và tôi cảm thấy mình như thoát khỏi mối bận tâm? (1)
- Tôi vẫn để mắt xem công việc được thực hiện như thế nào, đồng thời tôi chỉ yên tâm khi thấy tất cả được sắp xếp theo đúng điều kiện và thời gian mong muốn? (9)
83. Tôi có dự liệu trước cách dùng thời gian và sức lực của mình? Tôi có thích phát hoạ ra những kế hoạch, thời khoá biểu và chương trìn hành động? (9)
- Tôi bắt tay ngay vào việc mà chẳng cần phải theo một nguyên tắc được ấn định trước nào cả? (1)
84. Tôi có cương quyết, thậm chí quả quyết giữ lời mình khẳng định và theo đúng kế hoạch dự trù? (1)
- Tôi ngại phải quyết định và tìm cách bù đắp những ý tưởng này vào ý tưởng khác và không chịu dứt khoát với tư tưởng nào cả? (9)
85. Tôi thích được người khác an ủi, thương xót, ái ngại cho tôi? (1)
- Tôi chán điều ấy và cảm thấy bị tổn thương khi có ai thương hại mình? (9)
86. Tôi có để ý đến giá trị các đồ vật? Tôi nhớ rất lâu giá cả các đồ vật mình đã mua? (9)
- Tôi không quan tâm nhiều đến giá trị vật chất và tôi chóng quên giá cả các đồ vật đã mua? (1)
87. Tôi có dễ nhạy cảm với khung cảnh quanh mình (thí dụ cảm thấy bức hoạ, tượng ảnh, đồ đạt trong phòng làm tôi thích thú hay khó chịu)? (9)
- Đối với tôi, tính cách hữu dụng, tiện lợi, sạch sẽ của nơi cư ngụ mới đáng quan tâm hơn là màu sắc đậm lợt của bức tường, tranh ảnh? (1)
88. Tôi thấy mình cần phải thăm viếng thường xuyên bạn hữu? (9)
- Tôi chẳng đến thăm ai trong một thời gian khá lâu, dù biết điều ấy làm giảm sút tình bạn? (1)
89. Tôi có thấy cần phải phân tích tình cảm của mình đối với các bạn bè? Tôi có muốn tìm hiểu về các tác phẩm nghệ thuật mà mình thán phục? (9)
- Việc có bạn bè hay việc chiêm ngưỡng các tác phẩm ấy cũng đủ cho tôi lắm rồi? (1)
90. Không.
91. Tôi thường cảm thấy mình là người bất hạnh? (9)
- Tôi thường hài lòng với số phận của mình? Khi có điều xảy ra ngoài ý muốn, tôi có nghĩ đến việc phải làm một cái gì để thay đổi tình trạng đó hơn là buồn phiền, tiếc nuối không?  (1)
92. Tôi thích xem hơn là làm (thí dụ thích xem người khác chơi một trò chơi hơn là chính mình tham dự vào trò chơi đó)? (1)
- Tôi thích làm hơn là xem? Việc đứng nhìn suông dễ làm cho tôi khó chịu và kích thích tôi phải mau hành động? (9)
93. Khi đã chấp nhận một quan điểm, tôi kiên trì giữ vững quan điểm đó? (9)
- Tôi dễ bị thuyết phục và để mình bị lôi cuốn theo những ý tưởng mới mẻ? (1)
94. Tôi có thường lặp đi lặp lại lời nói, cử chỉ, điệu bộ hay tư tưởng cố định nào đó? (1)
- Ngược lại, tư tưởng tôi lúc nào cũng tuôn chảy, không giống với tư tưởng đã qua và như chìm vào trong dòng ý thức của cuộc đời? (9)
95. Sự độc lập là nhu cầu lớn lao đối với tôi? Khó mà bắt tôi chịu áp lực từ bên ngoài? (9)
- Tôi dễ chấp nhận sự hướng dẫn của người khác? tôi thích ứng dễ dàng với cách sống, cách làm việc của người chủ, thầy dạy, cấp trên của tôi? (1)
96. Tôi có muốn lợi dụng tất cả những cơ hội đến với mình dù chẳng mong ước lắm những lợi ích chúng mang lại? (9)
- Tôi thờ ơ để các cơ hội ấy qua đi và không lưu tâm đến những gì chúng mang lại? (1)
97. Tôi thường để ý đến quần áo của bạn bè (màu sắc, hình dáng, loại vải, kiểu cách…)? (9)
- Tôi chẳng để ý gì đến những điều đó cả? (1)
98. Tôi có cảm thấy cực khổ khi làm việc trong một khung cảnh lạnh nhạt và bất thuận? (9)
- Điều này không ảnh hưởng gì đến tình cảm của tôi? (1)
99. Trước một thiết bị hay may móc tôi chưa biết rõ, tôi quan tâm trước tiên đến các ứng dụng mà nó mang lại? (1)
- Tôi quan tâm trước tiên đến sự tinh xảo trong cách cấu tạo bộ phận máy? (5)
- Tôi quan tâm nhiều đến các nguyên tắc về khoa học hay kỹ thuật được áp dụng trong bộ máy? (9)


5. BẢNG GIẢI ĐÁP CÁ TÍNH
                                                  
                                          ĐAM MÊ (Cảm tính + Hoạt tính + Thứ tính)
* Đặc tính chung:
- Trạng thái căng thẳng tột độ. Hoạt động mãnh liệt. Óc tập trung. Có khả năng hành động, tạo uy tín. Thực hiện.
- Tài ứng khẩu nhanh chóng. Thi hành nhanh. Có tư cách tổ chức, lãnh đạo. Nghiêm khắc, phản ứng dữ dội. Dễ tự ái. Độc lập.
- Có đôi chút tự kiêu. Phóng túng. Có đôi chút lười biếng. Cảm nhận được cái đẹp thật sự. Khắc khổ trong đời sống. Phản kháng mãnh liệt trước trở lực. Tận tâm và vô tư trong việc thực hiện lý tưởng.
   * Nhu cầu căn bản:
- Rất cần hoạt động mạnh. Có tính cách cá nhân. Một công trình để hoàn thành, một lý tưởng cao cả đối với cá nhân, xã hội hay tôn giáo. Có ảnh hưởng, thích điều khiển, ra lệnh.
   * Hứng thú sâu xa đối với:
- Hoạt động trí thức, tinh thần, tôn giáo. Thích các vấn đề lịch sử, triết học, xã hội, tôn giáo. Những biểu hiện về cái lớn lao, bao la thực sự. Dửng dưng trước các thú vui về ăn uống, dục tính, thể thao, nghệ thuật.
   * Năng khiếu tổng quát:
- Có năng khiếu về tri thức, có óc sáng tạo, lý luận đúng. Trí nhớ tốt, tập trung tinh thần cao.
- Trí tưởng tượng đôi khi mất trật tự. Ít năng khiếu về sự quan sát, óc thực dụng và nghệ thuật. Thích hợp với các khoa học trừu tượng như triết học, toán học, xã hội học.


Đặc tính nổi bật
Đặc tính nguy hại
Sai trái có thể
Mãnh liệt, hăng hái
C.H.T
Nhiệt tình.
Hăng say.
Tham vọng.
Thực hiện.
Có năng lực.
Có uy tín.
Biết quyết định.
Tập trung tinh thần.
Bền bỉ.
Kín đáo.
Có óc hệ thống hoá.
Dễ nổi khùng.
Tàn bạo.
Phóng đãng.
Vô độ, không tiết chế.
Không thể lay chuyển.
Độc đoán.
Quyết định vội vàng.
Căng thẳng.
Ngoan cố.
Cứng đầu.
Có những cố tật.


Tưởng tượng điên rồ.

Tật thích làm lớn.
Chứng điên khùng.

Điên cuồng trả thù.
Hay hành hạ.

Ưu tư
C.T.H

Dễ bị tổn thương tâm hồn.
Dễ bị thúc đẩy, kích động.
Hồi hộp.
Tính quy ngã (cho mình là trung tâm).
Bị ức chế.


Ưu tư, lo âu.

Phẫn uất.

Nhút nhát.
Tính hướng ngã (chỉ hướng về mình).
Nhắc nhở mãi về chuyện đã qua.



Sống trong ám ảnh.

Tâm trí rời rạc.
Cắt đứt với thế giới bên ngoài.
Tự hành hạ, lên án mình.
Bối rối, day dứt
T.C.H

Nhạy cảm.
Dễ tức giận.
Trạng thái bất ổn.
Thất thường.
Dễ bị thúc đẩy theo tình cảm nhất thời.


Dễ ưu tư đau khổ.
Tàn bạo.
Vô kỷ luật.

Phản kháng; có thói gàn dở.


Chứng cuồng loạn.
Suy nhược thần kinh.

Tưởng tượng nhiều về các chuyện tình cảm, dâm đãng.

·         Thành quả cá tính: Có năng lực chuyên đoán về hoạt động và tổ chức.
·         Giá trị nổi bật: Công việc luôn được hoàn thành.
* Sinh hoạt thích hợp:
- Hướng dẫn hữu lý và cá nhân để họ luôn tập trung cao độ năng lực của mình về những điều có thể làm được cho tới khi tốt đẹp hơn.
- Cảm tính và hoạt tính là những sức mạnh, không được ức chế cảm tính nhưng phải hướng cách sử dụng nó. Suy tư để làm theo một mục đích cao cả như cứu cánh cho cảm tính. Tìm ra những đích nhấn mạnh nhất để chúng trở thành những động lực giúp họ sửa đổi chính mình. Tìm một môi trường xã hội thích hợp để hành động sửa đổi trên kéo dài và có tính tự nguyện. Cần sự hướng dẫn thông cảm, hiểu biết, thân mật vì hoạt tính dễ đi trật đường nên kéo theo nhiều hậu quả nguy hại.
- Cần chống lại thái độ công kích và hận thù bằng một môi trường cởi mở.
- Bình tĩnh sửa chữa những thiếu sót trong cách lý luận của mình.
- Cần nghỉ ngơi vì dễ bị lôi cuốn làm việc quá sức.
- Thực hiện việc tự phê nhờ suy nghĩ về những cái mình nhận xét thấy về mình.
- Cần phải tập phân biệt giữa cái có thể làm được và cái thuộc về tưởng tượng. Đề phòng những nguy hiểm do thất bại và bạo lực gây nên.
- Gắn liền cảm năng với một lý tưởng cao thượng. Vun trồng đức tính khiêm tốn.



-+-+-+-





* Đặc tính chung:
- Giàu sinh lực, hướng ngoại.
- Dễ bốc đồng, thân thiện, vui vẻ.
- Hay giúp đỡ, thích giao du, thích bận rộn công việc luôn tay. Bồng bột. Thường thiếu sở thích và chừng mực. Con người lôi cuốn.
- Hoạt động sôi nổi nhưng không liên tục. Say mê cái mới lạ.
- Dễ theo chiều hướng cách mạng. Cương quyết, cởi mở. Rất ham thích được kính nể, khen thưởng và quyền trên trước.
- Hành động vị tha, cụ thể, nhanh chóng. Có lòng trắc ẩn, dễ thương.
- Có nhiều dự tính lớn nhưng không hoàn thành.
·         Nhu cầu căn bản:
Rất cần những thứ về đời sống như thức ăn, tình dục, sự thông cảm trong xã hội, cần được săn đón. Rất cần nhiều hoạt động nhưng hay lướt từ việc này sang việc khác.
·         Hứng thú sâu xa đối với:
- Các vấn đề thực tế, xã hội, chính trị, các cuộc chuyện trò, giao thiệp, các cuộc họp đại chúng mà ở đó được bộc lộ quan điểm của mình.
- Hướng chiều về thế giới trần tục. Luân lý theo khuynh hướng tự nhiên. Không thái quá về lĩnh vực tôn giáo.
·         Năng khiếu tổng quát:
Khôn khéo trong việc giao dịch. Khéo léo về máy móc, khéo tay. Óc thực tế, hội hoạ, âm nhạc. Có tài ứng khẩu về thuật hùng biện. Dễ dàng và dễ cao hứng. Trí khôn nhạy bén, xuất sắc. Giàu tưởng tượng. Nói hay nhưng lý lẽ thiếu chặt chẽ vì vội vàng chưa suy nghĩ kỹ. Tinh thần nhẹ dạ dễ dàng, hay thay đổi, hời hợt, lạc quan, tin tưởng vào tương lai.


Đặc tính nổi bật
Đặc tính nguy hại
Sai trái có thể
Thuần hoạt động
H.C.S hay H.C.S
Bồng bột.
Nhiệt tình.
Hăng say.

Độc lập, tự chủ.
Sáng tạo.

Cần nhiều hoạt động. Hướng về ngoại giới.
Lợi khẩu.
Phóng đãng.
Hăng tiết.
Nổi khùng, vũ phu.

Hỗn loạn, vô trật tự.
Liều lĩnh, phản loạn.

Chỉ biết hoạt động.
Bị phân tán, đãng trí.
Rời rạc (có lời nhưng không có ý).
Truỵ lạc, bê tha.

Tưởng tượng điên cuồng.




Tâm trí hỗn loạn.
Quá sơ đẳng
S.C.H

Tính linh hoạt.
Tính bồn chồn.
Tính hay thay đổi.
Dễ cởi mở.
Dễ bị kích động.

Thói du đãng.
Suy nhược.
Thói phóng đại, thổi phồng.
Mạo hiểm về tình cảm và tình dục.

Chứng hoang tưởng bốc đồng.


Ám ảnh về danh dự.
C.H.S

Tật chỉ nói suông.
Thờ ơ.

Tính nói phóng đại.
Trơ trẽn, vô sỉ.

Dâm đãng.
Tật bạo dâm.

·         Thành quả cá tính: Tính ưa sẵn lòng giúp đỡ, ân cần.
Vồn vã (có khi vội vàng) đấu tranh theo những chiều hướng có lợi cho mình.
·         Giá trị nổi bật: Hành động ứng biến và lôi cuốn.

* Sinh hoạt thích hợp:
Cần chống lại:
- Sự lãng phí các năng lực tự nhiên: cảm tính và hoạt tính.
- Tính thiếu nguyên tắc, bằng lòng kiên trì và sự chừng mực.
- Tính hay thay đổi và hỗn loạn.
- Cần tăng cường tính tự chủ bằng việc suy tư nhiều về những kinh nghiệm đã qua để tránh được các nguy hiểm sẽ tới.
- Cần có một sự hướng dẫn khôn ngoan để định hướng các hoạt động cho có sự mạch lạc, thuần nhất, phù hợp với lý tưởng đã chọn. Điều này dễ dàng vì người tính này thích được trìu mến khích lệ một khi họ tin cậy ai.
- Cần có một kỷ luật tích cực, không đổi thay nhưng kín đáo, không dựa vào việc làm cho họ sợ hãi, hoặc dựa vào bạo lực hay cưỡng bức phải theo.
- Cần một sự giáo dục luân lý vững chắc và đào luyện tính tự chủ một cách có phương pháp.
- Hướng các hoạt động của người giàu khả năng này về các môn thể thao, việc tông đồ.
- Đặt ra cho họ những mục tiêu cấp thời nhưng gắn liền với mục tiêu cuối cùng bằng lý tưởng cao cả.
- Suy nghĩ về hoạt động của mình, hoàn tất tỉ mỉ các công việc đã thực hiện.
- Trau dồi đời sống nội tâm và suy tư.
- Vun trồng đức khiêm tốn sâu xa.

-+-+-+-




* Đặc tính chung:
Sức khoẻ yếu đuối, dễ suy sụp tinh thần. Cung cách cứng cỏi, nhút nhát. Khép kín vào mình. Tự xét xử nghiêm khắc, dễ bị tổn thương, day dứt với quá khứ (với cái thường tình). Thích cô độc, đành cam chịu ngay từ đầu. Không thích thay đổi, danh dự hay quyền thống trị. Không hài lòng về sự yếu đuối của mình. Là loại người theo cá nhân chủ nghĩa. Thường có vẻ trang trọng, trang nghiêm. Tự bằng lòng với cái ít ỏi. Trí khôn hướng về sự phê bình, về những mặt tiêu cực của sự việc. Thường bị ám ảnh về điều xấu, về các vấn đề tôn giáo. Lưỡng lự, không cả quyết, khó hành động, thiếu óc thực tiễn. Cộc cằn trong các quan hệ giao tiếp.
·         Nhu cầu căn bản:
Tự khép kín vào mình, tự phân tích. Muốn cô đơn, suy tư, gắn bó với quá khứ, với lý tưởng, với Thiên Chúa. Muốn cuộc sống trầm lặng, bình thường, độc lập.
·         Hứng thú sâu xa đối với:
Đối với việc suy niệm, mơ mộng một mình. Tự bịa đặt ra những nguy hiểm tưởng tượng. Đối với tất cả những gì liên hệ đến cái tôi của mình, đến luân lý và tôn giáo. Đối với việc nhìn lại quá khứ và nói lải nhải đủ chuyện. Không có hứng thú đối với các khoái lạc tầm thường. Có sở thích đối với nghệ thuật thẩm mỹ dù không là nghệ sĩ.
·         Năng khiếu tổng quát:
Kém về khoa học trừu tượng, kỹ thuật. Thường xuất sắc về văn chương cổ điển, triết học, luận lý. Nhận thức cá nhân cao nhưng tính vô hoạt đã làm cản trở cảm hứng nên ít có tác phẩm lớn. Yếu kém về mặt tổ chức cách hợp lý và về việc hệ thống hoá.


Đặc tính nổi bật
Đặc tính nguy hại
Sai trái có thể
Đa cảm thuần tuý
Dễ bị tổn thương.
Dễ bị kích động.
Dễ tự ái.
Tính khí thất thường.
Do dự, thiếu quyết định.
Chần chừ, ngập ngừng.
Yếu đuối.
Tự cho mình là trung tâm.
Ưu tư lo lắng.
Phẫn uất chống đối.

Dễ suy sụp tinh thần.
Nhút nhát.

Quá đắn đo.
Nản lòng thất vọng.
Cam chịu thiệt thòi từ đầu.
Bị u buồn ám ảnh.
Suy nhược thần kinh.

Loạn thần kinh.
Chứng khiếp sợ.
Tuyệt vọng.
Chứng bệnh ám (hay lo lắng về sức khoẻ).

Khi hoạt tính quá thấp

Bị ức chế.
Ngoan cố, khăng khăng.
Thích cô độc.
Tự phân tách.
Day dứt tâm thần.
Tính dã man.
Có sở thích kỳ cục.

Mất ý chí.

Hướng về mình.
Uẩn ức.

Cứng đầu.
Ám ảnh về điều xấu.
Tính yếm thế.

Chứng tinh thần bị phân lập.
Tự kỷ bệnh hoạn.


Mặc cảm phạm tội và về sự thấp kém (ghét người).

Đặc biệt khi thứ tính cao

Đều Đặn, Đúng Giờ.
Cứng rắn.

Thói dèm pha, dè bỉu. hạ thấp giá trị.






·         Thành quả cá tính: Dễ bị tổn thương, hướng về mình, hay bị day dứt.
·         Giá trị nổi bật: Tính thân thiết.

* Sinh hoạt thích hợp:
- Bảo vệ mình, chống lại tính dễ bị tổn thương bằng cách luôn theo dõi cảm xúc của mình.
- Chống lại tính thụ động. Cẩn thận để làm nhẹ những nguyên nhân tạo nên các va chạm về cảm xúc.
- Tránh sự lao lực quá đáng. Lưu tâm đến giấc ngủ. Bù trừ sự khiếm khuyết hoạt tính bằng cách tăng cường những hứng thú (cảm năng) và những dự kiến (thứ tính) cho những hoạt động bù đắp đó. Duy trì một khung cảnh chân thành, cảm thông nhau.
- Cần an ủi khích lệ: nhấn mạnh đến thành công, giảm thiểu các thất bại. Cư xử với họ bằng tình bạn và lòng cảm thông. Giúp họ giáo dục lại chính mình trong bầu khí tin cậy. Cần khoan hồng hơn đối với họ.
- Cần siêu nhiên hoá cảm xúc của họ, lôi kéo họ theo một mục tiêu như lý tưởng về tôn giáo hay sự hy sinh cho xã hội.
- Cần làm cho họ hiểu biết rõ các day dứt của họ để biến đổi chúng thành hành động siêu nhiên, rồi dùng nó để cải thiện họ.
- Tập cho họ biết nhìn nhận các khía cạnh tích cực, những ích lợi của sự việc.
- Cho họ thấy sự đắn đo, thận trọng của họ không phải là điều tốt đẹp, nhưng làm cho tình cảm khó phát huy.
- Giúp họ biết chấp nhận chính mình bằng cách khiêm tốn và tin cậy vào Chúa.
- Biết quên mình nhờ lòng bác ái.


-+-+-+-




* Đặc tính chung:
- Thể chất yếu đuối, cái nhìn sâu kín. Dịu dàng, hơi kiểu cách, tò mò sớm. Chuyển biến mạnh và lớn về xúc cảm. Dễ bị kích động, tính khí thay đổi thất thường. Thích gây sự chú ý. Hay thay đổi, háo hức đối với cái mới. Thiếu sự chín chắn, sự bền chí kiên tâm, sự phù hợp trong lời nói và hành động, sự điềm tĩnh trong phán đoán.
- Tinh thần và tình cảm linh hoạt. Ngôn ngữ hay dùng kiểu nói tuyệt đối. Mơ mộng và trốn tránh thực tại. Ít khách quan. Ít đúng giờ. Có nhiệt tình.
- Vô kỷ luật: chống lại các công việc bị áp đặt. Chi tiêu hoang phí. Ưa sầu muộn, ghen tuông mãnh liệt. Làm việc theo từng bước ngắn.
·         Nhu cầu căn bản:
Muốn đổi mới các cảm xúc của mình bằng những cái mới mẻ, trò chơi hay rượu chè. Muốn làm cho người khác ngạc nhiên, kể cả việc làm cho họ phẫn nộ để lôi kéo sự chú ý về mình. Điều này có thể được thoả mãn và thăng hoa trong nghệ thuật. Như thế là làm đẹp cho thực tại vì đi từ sự giả tạo đến sự tưởng tượng nên thơ.
·         Hứng thú sâu xa đối với:
Đối với đời sống chủ quan, thích nói về mình. Đối với âm nhạc, thi ca, văn chương, những thứ ngoại lai tiểu thuyết và phim ảnh hiện hành, những cái kỳ lạ.
·         Năng khiếu tổng quát:
Có tính chất nghệ thuật nhưng không có khả năng luân lý và óc tưởng tượng hoá. Đối với thi ca thuần tuý, dễ canh tân đổi mới, cách diễn tả hồn nhiên. Óc quan sát kém, nhận định nông cạn vì quá vội vàng.



Đặc tính nổi bật
Đặc tính nguy hại
Sai trái có thể
Loại người duy cảm thuần tuý
Biến chuyển tình cảm.


Linh hoạt.

Tính mẫn cảm.
Dễ bị xúc động.
Bất ổn.
Bất lực.
Bồn chồn.
Trầm cảm, thần kinh suy nhược.
Phóng đại.
Dối trá trong lời nói.
Lo âu.
Chống đối, hăng tiết.
Chứng buồn vui luẩn quẩn.

Bệnh nói dối, bịa chuyện.
Loạn thần kinh.
Bị thôi thúc một cách bệnh hoạn.
Khi hoạt tính quá thấp

Không thích nghi.
Vô kỷ luật.

Nổi loạn.


Lười biếng, mất ý chí.
Sống phóng đãng.
Bại hoại, truỵ lạc.
Hỗn loạn, bừa bãi.

Thần kinh suy nhược.
Thác loạn, dâm đãng.
Khi cảm tính quá thấp

Gắt gỏng.
Cáu kỉnh

Tính khí thất thường.
Tính hướng ngoại.

Tiêu cực.
Luôn đánh giá thấp tất cả.
Không thống nhất.
Rời rạc, phân tán tinh thần.




Tinh thần hỗn loạn.
·         Thành quả cá tính: Chuyển biến tình cảm, độ chênh lệch cao trong cảm xúc.
·         Giá trị nổi bật: Thú tiêu khiển.

* Sinh hoạt thích hợp:
- Ý chí yếu đuối đòi hỏi sự điều trị lâu dài. Dựa vào cảm năng để bù cho sự thiếu hoạt năng.
- Phục hồi hoạt động bằng những biểu hiện phẩm chất của sự vật và bằng cách đặt các mục tiêu gần nhau sẽ giúp làm mạnh hơn tính tự chủ và tự tin tưởng vào mình.
- Đối với những người này, cần phải dịu dàng, tạo sự tin cẩn. Phải giáo dục về nhân cách, kỷ luật, sự cố gắng, sự hy sinh và về lao động.
- Giúp họ gắn bó với lý tưởng. Cần phải hướng dẫn họ liên tục và luôn khuyến khích để thúc đẩy họ chống lại tính hấp tấp, hăng tiết của họ. Cần dịu dàng nhưng phải luôn cảnh giác theo dõi họ vì họ dễ dàng sa đi ngã lại nhiều lần. Hãy khai thác và hướng dẫn cảm năng. Giúp họ vượt qua được sự cố gắng theo ý mình yêu cầu để đạt đến một hành động tự nguyện với các mục đích đặt gần nhau liên tục và nối liền với cái đích cuối cùng là lý tưởng. Giữ gìn được sự hứng thú bằng các phương cách tích cực và linh động.
- Tìm những con đường giúp họ đến thành công để tránh những sầu muộn do thất bại gây nên. Tiên liệu những thời điểm mà tâm trí họ phân tán, hướng ngoại.
- Đào luyện một cách có phương pháp và giáo dục luận lý cách vững chắc để tạo được thói quen tự làm chủ bản thân.
- Khiêm tốn chấp nhận mình và tin cậy vào ân phúc của Chúa. Tôn trọng cuộc sống nội tâm và biết tự hiến thân hy sinh.


-+-+-+-




* Đặc tính chung:
- Bề ngoài trầm tĩnh, điềm đạm, khép kín. Nói ít, chậm và không cử điệu. Con người thực hiện, có nhu cầu bận rộn. Liên tục bền bỉ trong hành động, kiên trì. Nhưng bị nhiều thói quen chi phối: gắn bó với quá khứ, chuyên môn sưu tập, cứng ngắt trong thời khoá biểu. Tôn trọng những nguyên tắc, tục lệ, giữ đúng giờ giấc. Nghiêm khắc đối với trẻ em. Ít cởi mở và ít ồn ào, ầm ĩ.
- Tính khí ít thay đổi và có vẻ thản nhiên. Khư khư giữ ý kiến của mình. Không kiểu cách, trung thực.
- Ý thức công dân sâu sắc. Trật tự trong hành động. Luân lý hình thức bề ngoài. Có óc khôi hài. Suy nghĩ chín chắn. Quản lý giỏi nhưng huấn luyện dở.
·         Nhu cầu căn bản:
Về trí thức rất cao: khám phá hay duy trì một trật tự. Hạ thấp các nhu cầu tình cảm và cá nhân. Giản dị trong đời sống vật chất thể lý. Dè dặt trong tình dục.
·         Hứng thú sâu xa đối với:
Về những vấn đề suy tư trừu trượng, khách quan. Về tư tưởng thuần lý, về việc trừu tượng hoá thuần tuý, về các khoa học lý thuyết: toán học luận lý, siêu hình và các vấn đề liên quan đến nguyên tắc.
·         Năng khiếu tổng quát:
Hiểu biết chậm nhưng có suy nghĩ chín chắn, được trí nhớ và sự chú ý giúp đỡ thêm vào. Lý luận chặt chẽ. Có khả năng rút ra được cái chính yếu và hệ thống hoá đối với khoa học trừu tượng. Nhưng ít ý tưởng tượng, thiếu năng khiếu về nghệ thuật và sự canh tân.

Đặc tính nổi bật
Đặc tính nguy hại
Sai trái có thể

Trầm lặng, ung dung, lạnh lùng, khách quan.
Tự lập.
Thận trọng.
Bền bỉ, cương quyết.
Dè dặt (điều độ).
Đúng giờ.
Quy tắc.
Dè sẻn, tiết kiệm.
Có chấp (dứt khoát).

Rõ ràng và chính xác.

Thiếu tính năng động.
Ghét cái mới lạ.
Lãnh đạm, vô tình.
Không thể lay chuyển.
Cứng rắn, chậm rãi.
Ngoan cố, chai cứng.
Chặt chẽ, máy móc.
Nguyên tắc triệt để.
Hà tiện quá mức.
Định kiến, các thói gàn dở.

Chứng đảo điên.
Tinh thần bị phân lập.
Nghiêm khắc, độc ác.
Thù hận.
Lạnh lùng.
Các thói gàn dở.

·         Thành quả cá tính:           Điều độ trong đời sống.
Tôn trọng các nguyên tắc.
·         Giá trị nổi bật: Ý nghĩa của luật pháp.
* Sinh hoạt thích hợp:
- Dù thiếu cảm tính nhưng lại dễ nhận thức được tính cách khách quan. Nên dựa vào lý trí để khơi dậy sự nhạy cảm, cảm thông với tha nhân bằng cách tạo những điều kiện để làm phát sinh tình cảm.
- Ý thức về tính cách khác nhau của những loại người.
- Mở rộng phạm vi ý thức sẽ sửa đổi được tính vô cảm.
- Chấp nhận một sự hướng dẫn liên tục, có tổ chức, theo một nguyên tắc và nhằm mục đích cao cả vì có khả năng tiếp thu các luận cứ.
- Tránh cho họ những phương cách mạnh bạo thường chỉ làm cho họ cứng cỏi thêm. Nên trao tặng họ những thiện cảm nồng nhiệt.
- Trau dồi những đức tính vị tha trước hết là chú ý đến người khác rồi đến mối thiện cảm, sự tận tâm, lòng bác ái, việc tông đồ.
- Trong đời sống trí thức, cần lưu ý rằng không được xoá bỏ tính cách cá nhân để chỉ lưu ý đến sự chính xác, khách quan.
Đề phòng tai hại của tính máy móc bằng cách chống lại tính tỉ mỉ, vặt vãnh, tính câu nệ về lễ nghi hình thức, tính đạo đức giả.
- Mở rộng cá tính và sự hiểu biết bằng cách đưa vào trong đời sống sự đa dạng.
- Phải thường xuyên trở về với kinh nghiệm đã trải qua để khỏi rơi vào óc trừu tượng.

-+-+-+-

* Đặc tính chung:
- Hành động mãnh liệt do thể chất đòi hỏi, điềm đạm. Hướng về ngoại giới một cách lạnh lùng do việc phân tích thế giới bên ngoài. Tinh thần tích cực, óc thực tế nổi bật. Khăng khăng theo đuổi những ý định của mình, tư tưởng rõ ràng nhưng nông cạn. Tính mềm dẻo, dễ nói khoác, châm chọc chua chát, dễ nguôi buồn, dễ an ủi, khoan dung. Ít tôn trọng những nguyên tắc lớn.
- Thường lo giữ thể diện. Thường có đôi chút lo lắng ngại ngùng.
- Có sáng kiến táo bạo. Mềm dẻo trong công việc điều khiển. Cách cư xử có vẻ “ngoại giao”. Hay thay đổi, bất định, xu thời, đôi lúc hoài nghi.
·         Nhu cầu căn bản:
Cần đặc biệt những yêu cầu về cơ thể: thể thao, tình dục… các đòi hỏi thường trống rỗng về tình cảm. Cần giao thiệp rộng với thế giới bên ngoài. Tự hào về mình. Thích thấy người khác hành động theo ý mình.
·         Hứng thú sâu xa đối với:
Những sự công nhận về sở thích và nghệ thuật, tiền bạc. Việc phân tích, kỹ thuật, khoa học thực nghiệm, lợi ích khách quan. Ít chú tâm đến việc trừu tượng hoá và các giá trị tôn giáo.
·         Năng khiếu tổng quát:
Tinh thần ít bị chi phối bởi cảm năng và thứ tính nên rất thuận lợi cho việc phân tích. Nhờ nhận thức nhanh, sự rõ ràng, óc quan sát và lanh trí. Có khiếu diễn thuyết, ứng khẩu trước công chúng. Đối với âm nhạc, hội hoạ dễ dàng thích nghi và sáng tạo.

Đặc tính nổi bật
Đặc tính nguy hại
Sai trái có thể
Thuần hăng hái
Lạnh lùng.
Khách quan.
Phân tách.
Lãnh đạm, vô tình.
Sắt đá, khó lay chuyển.
Thái độ vô liêm sỉ, trơ trẽn.
Hào hứng để được công nhận (quên đi cá nhân, hoàn cảnh).
Tàn bạo, hung dữ.
Tàn nhẫn.
Thói bạo dâm.
Thói khổ dâm.
Khi sơ tính quá cao

Tính dâm đãng.
Tính tò mò.
Phê bình.
Thích mỉa mai.

Theo chủ nghĩa khoái lạc.
Tò mò nguy hại.
Thèm muốn tột độ.
Châm biếm, thói châm chọc cay độc.

Tình dục đồi truỵ.


Thói đua đòi học làm sang.
Khi sơ tính quá thấp

Tính hướng ngoại.
Tính hay thay đổi.
Tính khoác lác.
Thờ ơ.
Tính chuộng hư từ.

Tâm trí bị bấn loạn.
Ngu xuẩn.
Phóng đãng.
Hoài nghi.
Tính phóng túng.

Tính tự mê quá đáng.

Truỵ lạc.

Dâm dật.

·         Thành quả cá tính: Óc thực tiễn, dễ giao du kết bạn.
·         Giá trị nổi bật: Thành công trong xã hội theo bề ngoài.

*Sinh hoạt thích hợp:
- Cần cải hoá tính ích kỷ, giả dối và ý chí nhu nhược thành lòng vị tha, trung tín, ngay thật và ý mạnh bằng những cố gắng suy tư để bộc lộ chính mình và hiểu được người khác.
- Khích lệ việc cởi mở với người khác, hành động chống tính sơ đẳng và biết hợp nhất hơn là chỉ biết phân tích.
- Tìm những khuynh hướng quan trọng để dựa vào đó mà tự sửa đổi.
- Môi trường xã hội được chọn lựa và được chấp nhận sẽ giúp sự cải thiện này. Cần hội nhập nhiều vào môi trường sống động và linh hoạt.
- Cần được theo dõi chặt chẽ nhưng có tính cách hiểu biết.
- Cần được giáo dục nhiều về đời sống thể lý, luân lý, tôn giáo.
- Cần một vị hướng dẫn thân thiện và khôn ngoan để giúp người này tự bộc lộ, tự chinh phục đồng thời chỉ cho họ thấy lý tưởng cần chọn lựa và tiến bước trong con đường cố gắng.
- Biết chế ngự những nhu cầu về trí thức, khoa học theo lòng tham thực tế của mình.
- Đảo luyện ý chí, đòi hỏi một việc làm cẩn thận, có phương pháp và hoàn thành.
- Tập kính trọng các nguyên tắc. Đổi tính ích kỷ bằng việc tôn trọng lý tưởng và hành động bác ái.
- Chống lại mối bận tâm quá đáng về thành công và kết quả nhất thời bằng lòng khiêm tốn và kiên nhẫn.


-+-+-+-



* Đặc tính chung:
- Ấn tượng chung là có tính ù lỳ, trơ trơ. Dáng đi tầm thường. Nói ít, trả lời ngắn ngủi, đóng kín. Thích lẻ loi, cô độc, từ chối mọi lời mời mọc. Buồn rầu, ủ rũ, trầm mặc, sầu muộn, rỗng tuếch, nghiền ngẫm, lạnh lùng. Đời sống nội tâm ít xao động. Cư xử đường bệ, xác thực, ngay thẳng trong công việc. Trật tự và sạch sẽ. Thường chính xác, đúng giờ. Sùng đạo nhưng hơi thành kiến. Khách quan. Khăng khăng giữ ý kiến của mình, ngoan cố, bền bỉ. Rất cứng đầu, khó hoà giải, hay càu  nhàu. Tính thụ động biến họ thành nô lệ cho những thói quen, bảo thủ và có đầu óc thủ cựu.
- Rất ít về nghệ thuật, ít cởi mở. Thái độ lạt lẽo, ít cười, thiếu tế nhị. Ít tìm danh dự và ít muốn ảnh hưởng đến người khác.
- Con người nguyên tắc. Tính khí đều đều: không buồn, không vui.
·         Nhu cầu căn bản:
- Bị giới hạn vào sự vật và vào bản thân. Không thích trẻ con, súc vật. Nếu là nhà giáo dục, sẽ rất nghiêm khắc. Muốn sống đời bình thản, ở bên ngoài xã hội.
- Yêu cầu thể chất là trên hết.
·         Hứng thú sâu xa đối với:
Rất ít để ý đến người khác, không thương xót, không ân cần. Không thích tìm những gì trừu tượng. Không có hứng thú nào chủ yếu vì thiếu năng lực.
·         Năng khiếu tổng quát:
- Năng khiếu trí thức nghèo nàn về các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, triết lý. Không nhìn xa trông rộng.
- Rất ít óc tưởng tượng, sáng tạo, trí nhớ, óc quan sát. Dù có thông minh, họ cũng chỉ ở mức độ bình thường do tính ù lỳ.


Đặc tính nổi bật
Đặc tính nguy hại
Sai trái có thể
Khi thứ tính cao
Thờ ơ.
Lạnh lùng.
Ích kỷ.
Uể oải, lờ đờ.
Do dự.
Tự lập.
Ức chế.
Tiết kiệm.
Thảnh nhiên.
Lãnh đạm, vô tình.
Hướng về mình.
Lười biếng.
Mất ý chí.
Không thể lay chuyển.

Hà tiện.

Tàn bạo, hung dữ.
Khổ dâm.



Tinh thần bị phân lập.

Khi thứ tính quá cao

Day dứt tâm trí.
Ngoan cố.
Chừng mực, đều đặn.

Sầu muộn.
Tính máy móc.
Sở thích riêng.

Suy nhược tinh thần và các chứng ưu sầu.

·         Thành quả cá tính: Sống theo thói quen và sống với những ngẫm nghĩ tầm thường.
·         Giá trị nổi bật: Sự yên ổn.
* Sinh hoạt thích hợp:
- Trước hết cần trị liệu bệnh thể xác bằng chế độ ăn uống, thuốc men với sự theo dõi  của bác sĩ để làm tăng sinh lực. Lưu ý đến vệ sinh thân thể.
- Trị liệu phòng ngừa:
   * chống lại sự bại liệt tâm lý mỗi ngày có thể tiến triển bằng việc tấn công chống những thói quen cổ hủ, nếp sống cố định, cử chỉ lặp đi lặp lại.
   * Duy trì mối quan hệ giữa hành động và nội giới. Phân tích cuộc sống, niềm vui, nỗi buồn cho họ hiểu. Tăng cường đời sống ý thức cá nhân.
- Cách trị liệu tổng quát:
* Chú ý đến tầm quan trọng của môi trường để thúc đẩy, khích lệ làm cho họ hứng thú với công việc.
* Cần một môi trường sống động, cảm thông để làm cho họ cải thiện cách sống, làm rung động và tạo được cảm năng nơi họ.
* Cần nhờ đến các phương pháp tích cực:
+ Tạo ra hứng thú, đổi mới hứng thú, các bài tập theo từng bước, làm việc theo nhóm, đội…
+ Cần sự hướng dẫn cương quyết, trầm tĩnh và tin cậy để họ chấp nhận dễ dàng.
+ Sử dụng các phương cách khuyến khích tích cực theo từng nhóm.
+Đào luyện các đức tính vị tha.
+ Để họ tự cố gắng theo sức mình nhưng đồng thời bao bọc họ để thúc đẩy, khích lệ họ tiến đến hành động cá nhân tự ý.
+ Chống lại nếp sống theo thói quen để nhằm dẫn đến một thái độ tự lập, có suy nghĩ. Hướng đến mục đích cao cả hơn. Thoát khỏi chính mình và biết hiến thân vì lòng bác ái.


-+-+-+-







* Đặc tính chung:
- Dáng dấp bình thản, thoả mãn dễ dàng, vô tư lự. Đầu rỗng tuếch, cánh tay đong đưa. Thói quen lười biếng. Thờ ơ với tất cả, không tò mò nhưng dễ chấp nhận tính cách khách quan.
- Thường tránh mặt, ẩn núp, lặng lẽ. Hoà giải, chịu đựng, bướng bỉnh cách thụ động và ngoan cố. Dấn thân theo sự kích thích từng lúc.
- Ít có óc thực tiễn nên bất cẩn, bê bối, hoang phí, luôn mắc nợ.
- Hoàn toàn thiếu sự chính xác, đúng giờ và thường thiếu sự xác thực, mạch lạc, kiên tâm. Thiếu sự giáo dục về phẩm cách. Đôi khi dẫn đến thái độ đạo đức giả, mưu mô, nói dối, vụ lợi. Trì hoãn công việc của mình.
·         Nhu cầu căn bản:
- Về thể xác chiếm hàng đầu.
- Nô lệ cho hiện tại, thoả mãn với những cái trước mắt. Không chú ý đến tương lai do đó sống hoang phí.
·         Hứng thú sâu xa đối với:
- Còn ở mức độ kinh nghiệm nhất thời. Thờ ơ với xã hội đang quan tâm đến sự thống nhất nội bộ, với lòng yêu nước, với tôn giáo.
- Không bị thu hút chút nào với các công trình xã hội. Dửng dưng với tình cảm cộng đồng. Chỉ hứng thú với nhu cầu cá nhân.
·         Năng khiếu tổng quát:
Trí óc không tò mò, không đặt vấn đề. Đọc ít, quan sát ít, phán đoán chậm và hời hợt.
- Có khiếu về âm nhạc (chơi đúng theo yêu cầu) và sân khấu.

Đặc tính nổi bật
Đặc tính nguy hại
Sai trái có thể
Lạnh lùng.
Khách quan.
Ích kỷ.
Lãnh đạm, vô tình.
Vô liêm sỉ.
Cứng rắn với người khác.
Phóng đãng, truỵ lạc.
Luôn hoài nghi.
Chứng thoái hoá do nghiện ngập rượu, thuốc…

Dâm đãng.

Dâm dục.
Chỉ nhận trách nhiệm khi có chứng cớ xác thực.
Ù lì.
Không thích nghi.
Do dự.
Dễ bị kích động.
Tính hướng ngoại.








Lười biếng.
Hỗn loạn.
Mất ý chí.








Thác loạn tình dục.



Lỳ lợm, cứng đầu.

Vô tâm.

Cứng cỏi sắt đá.
Sống phung phí.
Chẳng muốn làm gì.
Tính bất định vu vơ.


Tật ăn cắp vặt.
Chứng hỗn loạn tâm thần.

·         Thành quả cá tính: Nô lệ với các nhu cầu bản thân và sống phung phí.
·         Giá trị nổi bật: Thú vui ích kỷ.
* Sinh hoạt thích hợp:
- Trị liệu y học để làm cho thân thể tráng kiện.
- Điều chỉnh tâm hồn: hồi phục sự hoạt động (hoạt năng) đã bị suy yếu và giúp cho họ định hướng cuộc đời.
- Vì họ bị những dục vọng đòi hỏi của thể xác luôn đe doạ nên luôn cần một sự săn sóc chu đáo và can thiệp dứt khoát bằng những phương pháp chặt chẽ để phòng ngừa và che chở cho họ khỏi những lúc nguy hiểm.
- Dựa vào chính ý nghĩa của sự vật, không được dùng lý lẽ trừu tượng khi khuyên bảo họ. Tìm những phương tiện giải trí tích cực thay cho tính lười biếng và thói ích kỷ của họ.
- Tạo được hiệu quả khi đưa họ làm việc chung với tập thể trong môi trường sống động. Nếu bỏ rơi họ một mình là sẽ trở về bản tính ù lì.
- Cần một sự hướng dẫn nghiêm túc, tích cực hành động để cho họ cố gắng theo khả năng mình và dẫn họ dần dần đến độ có thể tự mình làm việc. Cho họ cảm nhận được sự cố gắng đặc biệt cần có để hoàn thành hành động một mình này. Khơi dậy trong họ nhu cầu, ước muốn thực hiện một nhiệm vụ nào đó.
  Cho họ biết rõ những lỗi lầm giới hạn và những cám dỗ nguy hiểm.
- Giúp họ dấn thân vào những mục tiêu chính xác, lôi cuốn, gần gũi trước mắt và biết sử dụng các phương cách.
- Đòi hỏi sự trật tự, kỷ luật và lao động.
- Nhằm đỉnh cao hơn, thoát ra ngoài mình. Xin ơn bác ái.


Lời Kết
Chúng ta có thể kết hợp phương pháp Khám phá Bản thân của Gaston Berger với những phương pháp trắc nghiệm tâm lý khác để khám phá thêm về những khả năng, tính tốt, tật xấu, tình trạng tâm lý của mình. Càng biết rõ bản thân bao nhiêu ta càng có khả năng làm chủ bản thân bấy nhiêu. Việc xây dựng nền văn minh tình yêu mời gọi mỗi người trong cộng đồng biết rõ về nhau, không phải để chiến thắng hay áp chế người khác, như người ta thường nói: “Tri kỷ tri bỉ, bách chiến bách thắng” (biết mình biết người, trăm trận trăm thắng) nhưng để yêu thương và phục vụ mọi người một cách hiệu quả, thiết thực. Hơn nữa, với ơn Chúa trợ giúp, ta có thể phát huy những khả năng của mình trong việc yêu thương, phục vụ này. Tuy nhiên nếu không khám phá ra những khả năng ấy, làm sao có thể phát huy? Đó chính là mục đích của phương pháp mà Gaston Berger  muốn nhắm tới.



-o0o-






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét