Trang

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

II. Luân lý và Kinh tế (330-335)

1. Trật tự kinh tế một phần lệ thuộc vào trật tự luân lý (số 330) 

Nhờ việc phân tích bản chất của các sự vật và bản tính con người xét theo cá nhân và xã hội, lý trí có thể khám phá ra mục tiêu mà Đấng Tạo hóa ấn định cho trật tự kinh tế (thông điệp Quadragesimo anno của ĐGH Piô XI). 

2. Tương tác giữa những lãnh vực luân lý và kinh tế (số 331). 

- Những giá trị bất khả nhượng kể cả trong lãnh vực kinh tế: a) phẩm giá của nhân vị; b) ơn gọi toàn diện của con người; c) điều thiện hảo của toàn thể xã hội. Thật vậy, con người là tác nhân, trung tâm và cứu cánh của tất cả đời sống kinh tế xã hội (GS số 63). 

- Mục tiêu của kinh tế không nằm ở trong chính kinh tế, nhưng là nhắm tới con người và xã hội (GLCG số 2426). Mục tiêu thực tiễn của kinh tế: sản xuất, phân phối và tiêu thụ các của cải và dịch vụ. 

3. Chống lại những “cơ cấu của tội lỗi” (số 332) 

Hiệu năng kinh tế và sự phát triển liên đới của nhân loại là hai cứu cánh không thể tách rời nhau. Luân lý là một thành tố của hiệu năng xã hội của kinh tế. 

a) Khẳng định thứ nhất: chúng ta có bổn phận phải thực hiện hoạt động sản xuất của cải cách hiệu quả. (Không được lãng phí nguồn lực). 

b) Khẳng định thứ hai: không thể nào chấp nhận một sự tiến triển kinh tế gây thiệt hại cho con người. 

- Một nhân đức cơ bản: tình liên đới, trên bình diện cá nhân cũng như xã hội. 

- Phải chống lại những “cơ cấu của tội lỗi” (phát sinh do tật ích kỷ), nguồn gốc của sự nghèo đói, kém phát triển, suy thoái. 

4. Mọi người đều có quyền lợi và nghĩa vụ tham gia vào đời sống kinh tế (số 333) 

- Tất cả mọi người đều mang trách nhiệm đối với tất cả mọi người. Nghĩa vụ liên đới và công bằng đối với toàn thể nhân loại. 

- Mỗi người đã được Chúa dựng nên để sống hiệp thông với người khác (CA số 41). 

- Thách đố: sáng nghĩ và thực hiện những dự án kinh tế và xã hội có khả năng cổ võ một xã hội công bằng hơn và một thế giới nhân bản hơn. 

5. Sự phát triển toàn diện và liên đới của con người và của xã hội (số 334) 

- Sự phát triển không thể nào chỉ thu hẹp vào việc thu tích của cải và dịch vụ. 

- Những nguy hiểm của xã hội tiêu thụ: làm nô lệ cho sự chiếm hữu của cải vật chất và hưởng thụ tức thời. 

6. Kinh tế thị trường và tự do (số 335) 

- Kinh tế thị trường: nhìn nhận vai trò cơ bản của doanh nghiệp, thị trường, tư sản, trách nhiệm cá nhân. 

- Điều không thể chấp nhận được là tự do kinh tế không bị ràng buộc bởi pháp luật; không đếm xỉa đến sự tự do toàn vẹn của con người, và bỏ qua cứu cánh luân lý và tôn giáo của tự do con người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét