Trang

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

II. HOÀ BÌNH: KẾT QUẢ CỦA CÔNG LÝ VÀ BÁC ÁI (Chương XI)


494Hoà bình là một giá trị1015 và là một nghĩa vụ của hết mọi người1016 dựa trên một trật tự  hợp lý và luân lý của xã hội, trật tự này bắt nguồn từ chính Thiên Chúa, “là nguồn sống đầu tiên, là sự thật căn bản và là sự thiện hảo tối cao”1017. Hoà bình không phải chỉ là không có chiến tranh, cũng không phải hạ thấp xuống tới mức chỉ là giữ cho các bên thù địch nhau cân bằng về quyền lực1018; mà đúng hơn, hoà bình được xây dựng trên việc hiểu đúng con người1019 và đòi phải thiết lập được một trật tự dựa trên nền tảng công lý và bác ái.
Hoà bình là kết quả của công lý1020, (x. Is 32,17) được hiểu theo nghĩa rộng là tôn trọng sự cân bằng giữa mọi chiều hướng của con người. Hoà bình bị đe doạ khi con người không được trao cho tất cả những gì phải là của mình, xét như một con người, hay khi phẩm giá con người không được tôn trọng và khi đời sống dân sự không được quy hướng về công ích. Bảo vệ và phát huy các quyền con người là điều kiện cần thiết để xây dựng một xã hội hoà bình và để phát triển toàn diện các cá nhân, các dân tộc và các quốc gia.
Hoà bình là kết quả của tình yêu. “Hoà bình đích thực và bền vững là việc của tình yêu hơn là của công lý, vì vai trò của công lý chỉ là loại bỏ những trở ngại đặt ra cho hoà bình: đó là những thương tổn hay những thiệt hại đã gây ra. Còn hoà bình tự chính bản thân là một hành động và là những thành quả chỉ xuất phát từ tình yêu”1022.
495Hoà bình được xây dựng dần dần khi người ta theo đuổi một trật tự như Chúa muốn1023 và hoà bình chỉ thăng hoa khi mọi người đều công nhận ai ai cũng có trách nhiệm xúc tiến hoà bình1024. Để ngăn ngừa xung đột và bạo lực, tuyệt đối cần phải làm cho hoà bình bắt đầu bám rễ như một giá trị ăn sâu vào trong tâm hồn mỗi người. Bằng cách đó, hoà bình có thể đến được các gia đình và các tổ chức khác nhau trong xã hội, cho tới khi toàn thể cộng đồng chính trị đều tham gia vào đó1025. Trong một bầu khí thấm nhuần tinh thần hoà hợp và tôn trọng công lý, thì một nền văn hoá hoà bình chân chính có thể nảy nở1026, thậm chí nền văn hoá ấy có thể thâm nhập vào toàn thể cộng đồng quốc tế. Bởi đó, hoà bình là kết quả của “một sự hoà hợp đã được Thiên Chúa, Đấng sáng lập xã hội loài người, đưa vào trong xã hội loài người và phải được thể hiện bởi con người khi họ không ngừng khao khát một nền công lý lớn lao hơn”1027. Một lý tưởng về hoà bình như thế “không thể nào có được trên trần gian này nếu đời sống ấm no của con người chưa được bảo đảm và nếu người ta chưa được tự do và tin tưởng chia sẻ với nhau những sự phong phú của trí tuệ và tài năng của mình”1028.
496Bạo lực thường là giải pháp không thích đáng. Với sự xác tín về niềm tin vào Đức Kitô và ý thức sứ mạng của mình, Giáo Hội tuyên bố: “bạo lực là tội ác, không thể chấp nhận bạo lực làm giải pháp cho các vấn đề, bạo lực là điều không xứng đáng với con người. Bạo lực là sự dối trá, vì nó đi ngược lại sự thật của đức tin và sự thật của nhân loại. Bạo lực phá huỷ tất cả những gì nó hô hào bảo vệ, từ phẩm giá đến sự sống và tự do của con người”1029.
Thế giới hiện nay cũng cần lời chứng của các tiên tri không khí giới, những người thường hay bị chế nhạo1030. “Những ai từ chối bạo lực và từ chối đổ máu, đồng thời để bảo vệ nhân quyền, cố gắng tận dụng các phương thế tự vệ mà cả người yếu kém nhất cũng có thể sử dụng, là những người đã làm chứng cho lòng bác ái theo Tin Mừng, miễn là khi làm như thế, họ không làm phương hại đến quyền lợi và bổn phận của người khác và của xã hội. Họ đã minh chứng một cách chính đáng rằng việc nhờ đến bạo lực sẽ gây nên những rủi ro nghiêm trọng cho thể lý và tinh thần với tất cả sự huỷ hoại và chết chóc của nó”1031.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
1015  x. Gioan Phaolô II, Thông điệp Ngày Thế giới Hoà bình năm 1986, 1: AAS 78
    (1986), 278-279.
1016  x. Phaolô VI, Thông điệp Ngày Thế giới Hoà bình năm 1969: AAS 60 (1968), 771;
   Gioan Phaolô II, Thông điệp Ngày Thế giới Hoà bình năm 2004, 4: AAS 96 (2004), 116.
1017  Gioan Phaolô II, Thông điệp Ngày Thế giới Hoà bình năm 1982, 4: AAS 74
     (1982), 328.
1018  x. CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 78: AAS 58 (1966), 1101-1102.
1019  x. Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 51: AAS 83 (1991), 856-857.
1020  x. Phaolô VI, Thông điệp Ngày Thế giới Hoà bình năm 1972: AAS 63 (1971), 868.
1021   x. Phaolô VI, Thông điệp Ngày Thế giới Hoà bình năm 1969: AAS 60 (1968), 772;
     Gioan Phaolô II, Thông điệp Ngày Thế giới Hoà bình năm 1999, 12: AAS 91
    (1999), 386-387.
1022  Piô XII, Thông điệp Ubi Arcano: AAS 14 (1922), 686. Trong Thông điệp, có liên hệ
    đến thánh Tôma Aquinô, Summa Theologiae, II-II, q. 29, a.3, ad 3um: Ed. Leon. 8,
    238; x. CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 78: AAS 58 (1966),
    1101-1102.
1023  x. Phaolô VI, Thông điệp Populorum Progressio, 76: AAS 59 (1967), 294-295.
1024  x. Phaolô VI, Thông điệp Ngày Thế giới Hoà bình năm 1974: AAS 65 (1973), 672.
1025  x. Giáo lý Giáo hội Công giáo, 2317.
1026  Gioan Phaolô II, Diễn văn gửi Ngoại giao Đoàn (13-01-1997), 3: L’Osservatore
     Romano, bản Anh ngữ, 15-01-1997, tr. 6-7.
1027  CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 78: AAS 58 (1966), 1101; x.
     Giáo lý Giáo hội Công giáo, 2304.
1028  CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 78: AAS 58 (1966), 1101.
1029  Gioan Phaolô II, Diễn văn tại Drogheda, Ailen (19-09-1979), 9: AAS 71 (1979),
     1081; x. Phaolô VI, Tông huấn Evangelii Nuntiandi, 37: AAS 68 (1976), 29.
1030  x. Gioan Phaolô II, Diễn văn gửi Giáo hoàng Học viện Khoa học (12-11-1983), 5:
     AAS 76 (1984), 398-399.
1031  Giáo lý Giáo hội Công giáo, 2306.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét