A. Chiều kích
chủ thể và khách thể của lao động3
Vì là một nhân
vị mà con người là chủ thể lao động (số 270).
1. Ý
nghĩa khách thể của lao động. Đó là toàn thể những hoạt động, tài
nguyên, dụng cụ và kỹ thuật mà con người sử dụng để sản xuất. Đây là khía cạnh
hay thay đổi của hoạt động con người.
2. Ý
nghĩa chủ thể của lao động. Lao động xét như là hành động của con người,
một nhân vị, nghĩa là chủ thể có lý trí và ý chí. Đây là khía cạnh bền vững, nó
không tuỳ thuộc vào loại công tác hoặc kết quả do mình làm ra.
3. Chiều
kích chủ thể mang lại phẩm giá cho lao động (số 271). Không được phép đối xử
con người như một món hàng. Con người là tiêu chuẩn đo lường phẩm giá lao động.
Vì thế những điều sau đây làm mất đi bản tính của lao động:
- Người công
nhân bị coi như một lực lượng sản xuất dựa theo cái nhìn duy vật và kinh tế.
- Đặt chiều
kích khách thể lên trên chiều kích chủ thể: lao động và kỹ thuật được coi là
quan trọng hơn chính con người.
4. Mục
tiêu của lao động bao giờ cũng là con người, chứ không phải là đối tượng khách
thể của việc làm (số 272). Lao động là vì con người, chứ không phải là con
người vì lao động.
5. Lao
động của con người tự nó bao hàm một chiều kích xã hội (số 273). Làm
việc là làm việc với người khác và cho người khác. Những kết quả
của lao động cũng là cơ hội của những sự trao đổi, những mối tương quan, những
cuộc gặp gỡ.
- Điều kiện để
cho hoạt động của con người mang lại thành quả dồi dào: xã hội được tổ chức
thành những đoàn thể; hệ thống xã hội và pháp lý biết bảo vệ lao động; tình
liên đới nghề nghiệp; sự kết hợp giữa trí tuệ, tư bản, lao động.
- Để đánh giá
đúng mức việc làm và trả lương cân xứng, cần phải xét đến khía cạnh vừa cá nhân
vừa xã hội của lao động.
6. Làm
việc cũng là một bổn phận của con người (số 274). Đây là một đòi hỏi của
Đấng Tạo hoá cũng như yêu sách của sự phát triển nhân cách. Làm việc là một
nghĩa vụ đối với tha nhân: gia đình, xã hội, quốc gia. Chúng ta là những người
thừa kế của công lao của các thế hệ trước ta, và là những kẻ kiến tạo tương lai
cho những người đến sau ta.
7. Lao
động xác nhận căn cước thâm thúy của con người được tạo dựng theo hình ảnh
Thiên Chúa (số 275). Con người được làm chủ thế giới hữu hình theo kế hoạch
nguyên thuỷ của Đấng Tạo Hóa. Con người không phải là chủ nhân của vũ trụ,
nhưng chỉ là quản lý, được mời gọi phản ánh Đấng Tạo hoá nơi việc làm của mình.
B. Tương quan
giữa lao động và tư bản
1. Vì
mang tính cách nhân vị nên chi lao động đứng trên tất cả những thành tố sản
xuất khác (số 276). Do khía cạnh chủ thể, lao động đứng trên tư bản vật chất:
các phương tiện sản xuất, nguồn tài chính, các hoạt động thị trường chứng
khoán, vv.
2. Lao
động tự bản chất đi trước tư bản; đôi bên bổ túc cho nhau (số 277). Lao động đi
trước, bởi vì là nguyên nhân tác thành; tư bản chỉ là nguyên nhân dụng cụ. Bổ
túc, bởi vì cả hai đều liên hệ mật thiết trong tiến trình sản xuất. “Không
thể có tư bản mà không có lao động, cũng như không thể có lao động mà không có
tư bản” (Thông điệp Rerum novarum). Vì thế sẽ là sai lầm nếu cho rằng chỉ có tư
bản hoặc chỉ có lao động là nguyên nhân độc nhất của những gì đã được sản xuất.
3. Khi
bàn về tương quan giữa lao động và tư bản, cần nhớ rằng con người chính là
“nguyên liệu chính yếu”, và “yếu tố quyết định” nằm ở trong tay con người (số
278). “Sự phát triển toàn diện con người trong lao động sẽ làm tăng gia chứ
không đi ngược với nhịp độ sản xuất và hiệu năng của chính lao động” (Thông
điệp CA số 43). Ngày nay, chiều kích chủ thể có khuynh hướng mang tính quyết
định và quan trọng hơn là chiều kích khách thể. (Điều này khác với quá khứ, khi
mà con người bị đối xử như một cái máy).
4. Tương
quan giữa lao động và tư bản thường mang những dấu tích của xung đột (số 279).
Trước đây, các doanh nhân, do nguyên tắc lợi nhuận, tìm cách giữ đồng lương ở
mức thấp nhất có thể. Ngày nay, trong khung cảnh của tiến bộ kỹ thuật và toàn
cầu hóa, những người thợ có nguy cơ bị khai thác bởi những bộ máy kinh tế và
thi đua sản xuất.
5. Tiến
trình vượt qua sự lệ thuộc của lao động vào vật chất tự nó không đủ khả năng để
vượt qua sự tha hóa về nơi làm việc và ngay cả về lao động (số 280). Lao động
xâm nhập vào những chiều kích khác cũng cần thiết cho con người: đời sống gia
đình.
C. Lao động,
cứ điểm cho sự tham gia
Sự tham
gia của các công nhân vào sở hữu, sự quản trị và những hoa trái của sở hữu (số
281). Các công nhân cần được nhìn nhận như là đồng sở-hữu-chủ của xí nghiệp:
như vậy là kết hợp lao động với việc sở hữu tư bản. Nên nghĩ ra việc thiết lập
những cơ cấu nhằm mục tiêu kinh tế, xã hội và văn hóa (LE số 14).
D. Tương quan
giữa lao động và tư hữu
1. Tư
hữu được thủ đắc nhờ lao động, vì thế cần phải phụng sự lao động (số 282). Điều
này cần được áp dụng cách riêng đối với việc chiếm hữu các phương tiện sản
xuất, cũng như các tài sản thuộc thế giới tài chính, kỹ thuật, trí tuệ, nhân
sự. Các phương tiện sản xuất không thể được chiếm hữu để chống lại lao động,
cũng như không thể được chiếm hữu nguyên chỉ để chiếm hữu (LE số 14). Quyền tư
hữu phải tuỳ thuộc nguyên tắc về các tài nguyên được dành cho tất cả mọi người;
cũng vậy, quyền tư hữu không được ngăn cản lao động và sự phát triển của tha
nhân. Nếu làm ngược lại thì quyền tư hữu trở thành bất hợp pháp, chẳng hạn như
khi tư hữu làm ngăn trở lao động của tha nhân, bóc lột, phá vỡ tình liên đới
trong giới lao động, vv.
2. Tư
hữu tư và công cần được sắp xếp nhắm đến một nền kinh tế phục vụ con nguời (số
283). Các kiến thức và kỹ thuật mới cũng được dành cho toàn thể nhân loại, cũng
giống như việc sở hữu đất đai và tư bản. Sự tập trung kiến thức và kỹ thuật vào
những quốc gia tiến bộ và vào tay một thiểu số nắm quyền có nguy cơ đưa đến nạn
thất nghiệp và khơi rộng hố ngăn cách giữa những người giàu và người nghèo.
E. Việc nghỉ
ngơi các ngày lễ (số 284)
1. “Vào
ngày thứ bảy, Thiên Chúa nghỉ ngơi sau tất cả những gì đã làm” (St 2,2). Vào
ngày chúa nhật và lễ buộc, các tín hữu hãy ngưng những công tác hoặc hoạt động
nào làm ngăn cản sự thờ phượng Thiên Chúa, niềm vui riêng của Ngày Của Chúa,
thi hành các công tác từ thiện, thư dãn tinh thần và thể xác (GLHTCG số 2185).
2. Chúa
nhật là một ngày cần được thánh hóa bằng đức ái thực hành (số 285): quan tâm
đến các phần tử trong gia đình; thăm viếng những người bệnh tật, già lão. Dành
thời giờ thích hợp để suy tư, thinh lặng, học hỏi những điều giúp thăng tiến
đời sống nội tâm và đạo đức. Chúa nhật là ngày giải thoát, tiên báo niềm vui
trên trời (xc. Dt 12,22-23).
3. Chính
quyền phải để ý lo liệu sao cho các công dân không bị tước mất thời gian dành
cho việc nghỉ ngơi và phụng tự, dưới danh nghĩa là tăng gia sản xuất kinh tế
(số 286). Các Kitô hữu phải đòi hỏi để pháp luật nhìn nhận những chúa nhật và
ngày lễ trọng như là ngày nghỉ việc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét