A. Tình
yêu và sự hình thành một cộng đoàn nhân vị (số 221)
1.
Mục tiêu thành lập GĐ là tạo ra một bầu khí thông hiệp giữa các nhân vị. GĐ là
nơi độc đáo để biểu lộ tình yêu. Tình yêu đưa con người đến chỗ thể hiện mình
bằng cách trao hiến bản thân cách vô vị lợi. “Yêu có nghĩa là trao ban và nhận
lãnh điều mà người ta không thể thủ đắc mua bán, nhưng chỉ có thể ban phát cách
tự ý và hỗ tương”[i] . GĐ
là nơi thực tập đời sống xã hội mà không chỗ nào có thể thay thế được.
2.
Tình yêu cũng được biểu lộ qua việc quan tâm ân cần đến những người lớn tuổi
đang sống trong GĐ (số 222).
Sự
hiện diện của người cao niên mang lại nhiều giá trị:
-
Nối kết giữa các thế hệ.
-
Nguồn cho sự an vui trong gia đình và toàn xã hội.
-
Những người già là một trường dạy của sự sống. Họ truyền đạt các giá trị và
truyền thống; nhờ đó họ cũng giúp cho thế hệ trẻ được triển nở.
Cần
dành sự ưu ái cho những người cần được chăm sóc chu đáo.
3.
Bản tính của tình yêu
a)
Tình yêu trao ban (số 223)
Con
người sinh ra để yêu, và nếu không có tình yêu thì con người không thể nào sống
được. Tình yêu không thể chỉ rút gọn vào những cảm xúc, lại càng không thể thu
gọn vào quan hệ sinh lý. Tình yêu vợ chồng biểu lộ chân chính nơi sự trao ban
toàn vẹn của bản thân, với đặc tính là duy nhất và chung thuỷ.
b)
Tình yêu phái tính (số 224)
Sự
khác biệt và bổ túc về thể lý và tinh thần giữa hai phái nam nữ nhằm đến các
thiện ích của hôn nhân và sự triển nở của GĐ.
Sự
khác biệt giữa phái tính (giới tính) không phải là sản phẩm của văn hóa. Luật
chế định cần phải phù hợp với luật tự nhiên, theo đó, sự khác biệt phái tính là
điều kiện khách thể cần thiết để tạo nên hôn nhân. Điều này không thể tự tiện
thay đổi.
c)
Tình yêu bền vững (số 225)
Bản
tính của tình yêu vợ chồng đòi hỏi một tương quan bền vững và bất khả ly. Sự
bền vững của dây hôn nhân không thể tuỳ thuộc vào ý định của những người cam
kết, nhưng xã hội cần phải can thiệp. Nói cách khác, hôn nhân phải mang tính
cách định chế, dựa trên một hành vi công khai, được xã hội và pháp luật nhìn
nhận.
Việc
du nhập ly dị vào các bộ luật đã đưa đến một quan niệm tương đối về dây hôn
nhân, và gây ra một tai ương xã hội.
Giáo
hội không bỏ rơi những người ly dị kể cả sau khi họ tái hôn (số 226). Họ có thể
tham gia vào đời sống của Giáo hội. Trong bí tích thống hối, ơn hòa giải chỉ có
thể được ban cho những ai thành tâm sám hối và sẵn sàng chấp nhận một nếp sống
không tương phản với tính bất khả ly của hôn nhân[ii].
d)
Việc sống chung không ràng buộc (số 227)
Những
đôi sống chung nhưng không muốn bị ràng buộc[iii] dựa trên một quan niệm sai
lạc về tự do lựa chọn. Tình trạng này cũng phản ánh một quan niệm lệch lạch về
hôn nhân và GĐ, coi như chuyện tư riêng giữa hai người.
Hôn
nhân không phải là chuyện riêng tư của hai cá nhân đồng ý chung sống mà thôi, nhưng nó còn mang một chiều kích xã
hội độc nhất vô nhị. GĐ là một dụng cụ sơ khởi cho sự tăng trưởng của toàn thể
con người và cho việc gia nhập vào đời sống xã hội.
Việc
nhìn nhận các cặp sống chung có giá trị ngang hàng với các GĐ sẽ làm suy giảm
tín lực của khuôn mẫu GĐ.
e)
Hôn nhân của những người đồng phái tính (số 228)
Hôn
nhân là một thoả hợp giữa người nam và người nữ, dựa trên một sự lựa chọn hỗ
tương, bao hàm sự thông hiệp vợ chồng dẫn đến việc sinh đẻ con cái.
Việc
kết hôn giữa những người đồng phái tính không thể nào đưa đến việc truyền sinh,
cũng như không thể hiện được sự bổ túc giữa người nam và người nữ xét về thể
lý, sinh lý, tâm lý.
Cần
phải tôn trọng người đồng tính xét về nhân phẩm của họ, và khuyến khích họ đi
theo chương trình của Thiên Chúa qua việc thực hành đức khiết tịnh. Tuy nhiên,
khi nhìn nhận cho các cặp đồng tính được ngang hàng với hôn nhân và gia đinh,
thì Nhà Nước đã hành động chuyên quyết, và đi ngược lại các nghĩa vụ của mình.
Kết luận (số 229)
Pháp
luật cần củng cố việc nhìn nhận hôn nhân bất khả ly giữa một vợ và một chồng
như là hình thức chân chính duy nhất của gia đình. Sự bền vững của hạt nhân gia
đình là nguồn lợi lớn cho việc sống chung trong xã hội.
Các
Kitô hữu cần khẳng định rằng gia đình tạo nên một cộng đoàn tình yêu và liên
đới, có khả năng truyền đạt những giá trị văn hóa, luân lý, xã hội, tinh thần
và đạo đức thiết yếu cho sự phát triển và an mạnh của các phần tử của mình.
B. Gia
đình là thánh điện của sự sống
1.
Tình yêu và đón nhận sự sống
-
Tự bản chất, tình yêu vợ chồng mở rộng đến việc đón nhận sự sống (số 230). Tuy
dưới khía cạnh sinh lý, sự truyền sinh cũng tương tự như các động vật, nhưng
thực ra nơi con người, việc làm cha mẹ giống với Thiên Chúa, một sự thông hiệp
giữa các ngôi vị (communio personarum).
Việc sinh sản biểu lộ gia đình như một chủ thể xã hội, và nảy sinh động lực yêu
thương và tương trợ giữa các thế hệ, là nền tảng của xã hội.
- GĐ quả thực là thánh điện của sự sống (số
231)
GĐ
cần đóng vai trò cổ võ và kiến tạo văn minh sự sống. GĐ mang sứ mạng làm chứng
ta và loan báo Tin mừng sự sống, cách riêng qua việc tham gia vào những đoàn
thể phò sự sống.
2.
Việc sinh sản
Cha
mẹ tham gia vào công trình tạo dựng của Thiên Chúa và thiện ích của xã hội qua
việc sinh sản (làm cha mẹ) có trách nhiệm (số 232).
a)
Thái độ của các đôi vợ chồng đối với việc sinh sản:
-
Khước từ sự tính toán ích kỷ
-
Quảng đại đón nhận sự sống
-
Nhìn nhận những bổn phận của mình đối với Thiên Chúa, đối với mình, gia đình và
xã hội, dựa theo một hệ thống chính đáng về các giá trị.
b)
Những phương tiện trái với luân lý: triệt sản, phá thai. Chúng đe dọa đời sống
chung công bằng và dân chủ trong xã hội. Cũng phải khước từ những phương tiện
ngừa thai.
c)
Những phương tiện hợp với luân lý: kiêng cữ vào thời kỳ rụng trứng của người
nữ. Việc xử dụng phương pháp tự nhiên để điều hoà sinh sản có nghĩa là đặt nền
cho quan hệ vợ chồng trên sự tôn trọng lẫn nhau và đón nhận toàn diện, cũng như
là cơ hội để thực hiện một trật tự xã hội nhân bản hơn.
d)
Duy chỉ các đôi bạn mới có thẩm quyền quyết định khoảng cách giữa các lần sinh
con và số con cái. Tất cả những chiến dịch nhắm đến việc triệt sản và ngừa thai
đều đáng lên án (số 234).
e)
Việc ước muốn làm cha làm mẹ không biện minh cho “quyền có con cái” (số 235).
Ngược lại, cần phải quan tâm đến “quyền
của con cái”
-
được hưởng những điều kiện tối ưu để sinh sống;
-
được có một gia đình bền vững dựa trên hôn nhân;
-
được có một gia đình dựa trên hôn nhân và sự bổ xung giữa hình ảnh người cha và
người mẹ;
-
được sinh ra bởi cha mẹ dưới khía cạnh sinh lý và pháp lý;
f)
Sự tiến bộ công nghệ phải tuỳ thuộc vào luật luân lý tự nhiên.
-
Trái nghịch với luân lý: việc hiến tinh trùng hoặc kén trứng; việc mang thai
thế, thụ thai nhân tạo ngoài vợ chồng (fécondation
artificielle hétérologue).
-
Những hành vị trái ngược với sự kết hợp với nguyên tắc kết hợp vợ chồng: nhờ
đến những kỹ thuật thay thế cho quan hệ vợ chồng.
-
Được phép xử dụng những phương tiện được coi như hỗ trợ cho hành vi vợ chồng
hoặc thực hiện những hậu quả của nó.
g)
Việc “nhân bản” (clonage) sinh sản
thì trái nghịch với phẩm giá của việc truyền sinh[iv]. Nó được thực hiện bên
ngoài hành vi tình yêu vợ chồng. Ngoài ra còn có nguy cơ là huỷ diệt bào thai
trong phòng thí nghiệm. Sau cùng, nó biểu lộ sự thống trị của kẻ sản xuất trên
kẻ được sản xuất.
Tuy
nhiên, việc tái tạo các tế bào thông thường hoặc những thành phần ADN thì không
đặt ra vấn đề dưới phương diện luân lý.
Kết luận: Chiều kích thiêng liêng của
việc sinh sản (số 237)
Việc
sinh sản của con người mang một chiều kích thiêng liêng bởi vì bắt nguồn từ muôn thuở nơi Thiên Chúa, kéo
dài qua các thế hệ, và cần dẫn về Ngài.
Việc sinh sản tạo ra một sự thông hiệp giữa các thế hệ, và góp phần thiết yếu
vào sự phát triển xã hội. Vì thế GĐ có quyền được xã hội hỗ trợ trong việc sinh
sản và giáo dục con cái, đặc biệt là những gia đình đông con.
C. Nhiệm
vụ giáo dục
1.
Ý nghĩa (số 238)
Qua
công tác giáo dục, GĐ đào tạo con người đạt được phẩm giá sung mãn của mình
dưới mọi phương diện. Qua việc thực thi sứ mạng giáo dục, GĐ đóng góp vào công
ích: trường học thứ nhất về các nhân đức xã hội; giáo dục về tự do và trách
nhiệm; truyền đạt những giá trị cơ bản cần thiết để trở thành những công dân tự
do, lương thiện và trách nhiệm.
2/
Nghĩa vụ-quyền lợi của cha mẹ (số 239)
Tình
thương của cha mẹ là linh hồn và quy chuẩn gợi hứng cho hoạt động giáo dục. Cha
mẹ có quyền lợi và nghĩa vụ giáo dục con cái. Họ không được xao lãng điều này
cũng như không được uỷ thác cho người khác; không ai được lấn át họ.
Cha
mẹ có quyền lợi và nghĩa vụ cung cấp cho con cái sự giáo dục về tôn giáo và
luân lý. Nhà Nước phải tôn trọng và cổ vũ quyền lợi này của cha mẹ.
3/
Nguyên tắc hỗ trợ (số 240)
Cha
mẹ là những nhà giáo dục tiên khởi của con cái, nhưng họ không đơn độc. Con
người vốn mang tính cộng đồng, trong lãnh vực dân sự và tôn giáo, vì thế đòi
hỏi một công cuộc rộng lớn hơn, là kết quả của sự hợp tác hữu cơ giữa nhiều
lãnh vực
a)
Đối với các cơ sở giáo dục, cha mẹ có quyền được chọn lựa những dụng cụ đào tạo
và những phương tiện phù hợp với xác tín của mình. Chính quyền có nghĩa vụ bảo
đảm quyền lợi này cũng như tạo ra những điều kiện cụ thể cho việc thực thi.
b)
Đối với chính quyền, cha mẹ có quyền thiết lập và nâng đỡ các cơ sở giáo dục
(số 241). Cha mẹ có quyền đòi hỏi chính quyền phân phối những trợ giúp công
cộng để họ không phải mang những gánh nặng quá đáng. Thật là bất công nếu Nhà
Nước từ chối hỗ trợ kinh tế cho các trường tư thục khi họ phục vụ xã hội. Nhà
Nước giữ độc quyền giáo dục là một điều vượt quyền của mình và xúc phạm đến
công lý.
c)
GĐ có trách nhiệm cung cấp một nền giáo dục toàn diện (số 242).
Việc
giáo dục toàn diện nhắm đến toàn thể con người trong viễn ảnh nhằm đến cứu cánh
cao cả nhất và đến thiện ích của những nhóm mà con người sẽ hoạt động khi
trưởng thành.
Những
tiêu chuẩn của nền giáo dục toàn diện:
-
Ý nghĩa của đối thoại và gặp gỡ.
-
Tính kết hợp xã hội và tôn trọng luật pháp
-
Liên đới và hòa bình
-
Công bình và bác ái
Thiện
ích toàn diện của con cái cũng đòi hỏi sự hiện diện của vai trò người cha và
người mẹ, kính trọng và dịu dàng, cương quyết và mạnh mẽ.
d)
Cha mẹ có trách nhiệm đặc biệt trong lãnh vực giáo dục giới tính (số 243).
-
Nội dung: về ý nghĩa của giới tính; những giá trị nhân bản và luân lý kèm theo;
bảo đảm cần thiết cho việc tăng trưởng cá nhân.
-
Cha mẹ có quyền kiểm soát những cơ sở đảm trách việc giáo dục giới tính.
D. Phẩm
giá và quyền lợi của trẻ em
1.
Giáo hội đòi hỏi việc tôn trọng các quyền lợi của trẻ em (số 244)[v].
Những quyền lợi này cần phải được bảo vệ qua những quy phạm của pháp luật.
Các
quyền lợi này phải được tôn trọng ngay từ trong gia đình. Quyền lợi thứ nhất
của trẻ em là được sinh ra trong một gia đình đích thực.
2.
Cộng đồng quốc tế cần được huy động trong việc bảo vệ trẻ em (số 245)
-
Nhiều trẻ em đang sống trong những hoàn cảnh thương tâm: bệnh tật, thiếu dinh
dưỡng, thiếu nhà ở, thất học
-
Tình cảnh của những trẻ em phải lao động, phải tham gia chiến tranh
-
Nạn tảo hôn. Nạn khai thác tính dục các trẻ em. Việc xử dụng trẻ em vào việc
buôn bán hình ảnh khiêu dâm.
[ii] Việc rước lễ của những người “ly dị và
tái hôn” trở thành một đề tài nhức nhối cho các giám mục. Tuy nhiên, lập trường
của Giáo hội vẫn không thay đổi. Văn kiện mới nhất là tông huấn Sacramentum caritatis (22/2/2007) số 29.
[iii] Thuật ngữ “unione di fatto” không phải là hôn nhân “đã rồi” như trong bản dịch
Việt ngữ, nhưng ám chỉ những người sống chung như vợ chồng (“thực tế”, hoặc “sự
kiện”) nhưng không làm lễ kết hôn theo pháp luật. Tình trạng này cũng được đặt
tên là “kết hợp tự do”.
[iv] Bộ Giáo lý đức tin đã viết một huấn thị Dignitas personae (8/12/2008) bàn về
những vấn đề luân lý sinh học.
[v] Ngày 20/11/1959, Liên hợp quốc đã biểu
quyết một tuyên ngôn về quyền lợi của các trẻ em.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét