Trang

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

II. Giá trị tiên tri của thông điệp “Rerum novarum”


     
 (Đoạn này ôn lại lý do của việc Giáo hội lên tiếng về vấn đề lao động trong thế kỷ XIX-XX)
      1. Cuộc cách mạng kỹ nghệ đã gây ra một thách đố cho Giáo hội (số 267). Vào thế kỷ XIX, xã hội đã biến chuyển từ nông nghiệp sang cơ khí.
      - Cách tổ chức lao động mới của kỹ nghệ đã đưa tạo ra cảnh khai thác các công nhân.
      - Cảnh lầm than của giới công nhân đã trở thành cơ hội để cho chủ nghĩa xã hội và cộng sản khai thác cuộc tranh đấu chính đáng của giới thợ thuyền.
      - Từ đó nảy ra “vấn đề lao động”, nghĩa là sự khai thác các công nhân.
      2. Thông điệp “Rerum novarum” tiên vàn là lời bảo vệ hăng say cho phẩm giá bất khả nhượng của các công nhân (số 268). Giáo hội gắn liền phẩm giá ấy với:
      - quyền tư hữu;
      - nguyên tắc hợp tác giữa các giai cấp;
      - những quyền lợi của những kẻ yếu kém và nghèo khó;
      - những nghĩa vụ của các công nhân và chủ nhân;
      - quyền lập hội.
      Thông điệp nhấn mạnh đến việc đem tinh thần Kitô giáo thấm nhập vào xã hội, qua các nghiệp đoàn, các trung tâm nghiên cứu xã hội, các hiệp hội công nhân và hợp tác xã, các ngân hàng nông dân, việc bảo hiểm và cơ quan cứu trợ, vv.
      Chiến dịch thấm nhập tinh thần Kitô giáo vào xã hội đã góp phần thúc đẩy công cuộc soạn thảo những luật lao động: bảo vệ các công nhân, cách riêng phụ nữ và trẻ em; việc huấn luyện; cải thiện lương bổng và vệ sinh nơi làm việc.
      3. Lao động là một chìa khóa then chốt của vấn đề xã hội, chi phối sự phát triển của toàn thể nhân loại về mọi phương diện: kinh tế, văn hóa, luân lý (số 269). Vấn đề này dần dần mang những chiều kích toàn cầu. Thông điệp Laborem excercens bổ túc thêm nhiều suy tư mới về khía cạnh nhân bản của lao động, về những ý nghĩa của nó đứng trước những câu hỏi mới được đặt lên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét