A. Một chặng
chuyển tiếp lịch sử
1. Những sự
thay đổi trong việc tổ chức việc làm và hiện tượng toàn cầu hoá (số 310).
- Vài đặc trưng của toàn cầu hóa: Những hình
thức sản xuất mới; Chuyển dời các cơ xưởng sang những khu vực địa lý xa với các
cơ quan giữa quyền quyết định điều hành; Sự xa cách giữa nơi sản xuất và nơi
tiêu thụ.
- Những yếu tố
thuận lợi cho sự toàn cầu hoá: tốc độ giao lưu trong không gian và thời gian;
sự vận chuyển dễ dàng về nhân lực và tài sản.
- Hậu quả: sự
xa cách giữa tư bản với điều kiện xã hội tại nơi sản xuất.
2. Một trong
những đặc trưng quan trọng nhất của việc tổ chức lao động mới mẻ là sự phân tán
về thể lý của chu trình sản xuất (số 311). Mục tiêu là đạt được hiệu năng và
lợi nhuận cao hơn. Hậu quả là sự chuyển biến các yếu tố không gian - thời gian
đưa đến sự thay đổi trong cơ cấu làm việc. Từ đó gây ra nhiều sự thay đổi các
cá nhân và cộng đoàn xét về vật chất, văn hoá, các giá trị. Thách đố đặt ra vào
thời buổi hôm nay cũng có thể sánh được với thời buổi đầu tiên của cuộc cách
mạng kỹ nghệ.
3. Vì thế cần
phải quan tâm đến việc định hướng các hoạt động xã hội và chính trị dựa theo
những cách thức mới của việc tổ chức lao động (số 312): thị trường tự do; cổ võ
sự cạnh tranh; tăng gia những xí nghiệp chuyên về cung cấp các sản phẩm và dịch
vụ.
3. Hiện đang
có sự chuyển dạng từ một nền kinh tế kỹ nghệ sang một nền kinh tế chú trọng đến
các dịch vụ và các đổi mới kỹ thuật (số 313). Do những đổi mới kỹ thuật, nảy
sinh nhiều nghề mới, và biến đi một số nghề khác. Mô hình kinh tế và xã hội cổ
điển gắn với doanh nghiệp lớn; ngày nay ta thấy nảy sinh những nghề nghiệp mới
trong lãnh vực các dịch vụ.
4. Việc tổ
chức lao động trước đây mang tính cố định vững bền dựa trên hợp đồng; ngày nay
đã nhường chỗ cho những việc làm linh động, ngắn hạn (số 314).
Tình trạng gây ra sự mất ổn định về việc làm: nạn thất nghiệp trở thành nếp bởi
vì khó lựa chọn việc làm thích hợp; các chế độ bảo hiểm lao động cũng trở thành
bấp bênh. Tại các nước đang phát triển, tình trạng này còn trở thành tồi tệ
hơn, bởi vì thiếu những hệ thống huấn nghệ, thiếu những luật pháp bảo vệ công
nhân, thiếu hệ thống bảo hiểm.
5. Sự phân tán
tiến trình sản xuất tạo ra nhiều xí nghiệp cỡ nhỏ hay cỡ trung bình bên cạnh
ngành thủ công nghệ cổ truyền (số 315). Các hoạt động mới phát sinh những công
việc tự lập, với những rủi ro của nó. Các xí nghiệp nhỏ tạo ra bầu không khí
thân mật hơn, với nhiều sáng kiến hơn; nhưng cũng mang nhiều rủi ro hơn, vì
tính cách bấp bênh của nó.
6. Tại các
nước đang phát triển, nảy ra nhiều hoạt động “ngầm” (chui), với nhiều hứa hẹn
kinh tế, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề về luân lý và pháp lý (số
316): mức sản xuất thấp, lợi tức cũng thấp, không đủ bảo đảm nhu cầu sinh sống
cho gia đình.
B. Giáo huấn
xã hội và thực trạng mới (res novae).
1. Đứng trước
những sự thay đổi này, cần phải tránh sự sai lầm khi cho rằng những thay đổi
này xảy đến cách tất định (số 317). Yếu tố quyết định các sự thay đổi này luôn
luôn là con người. Con người cần đảm nhận trách nhiệm quản lý các sự canh tân
thay đổi hiện nay nhằm để giúp cho sự thăng tiến các cá nhân, gia đình, xã hội
và toàn thể gia đình nhân loại. Cần phải dành chỗ ưu tiên cho chiều kích chủ
thể của lao động.
2. Những nhu
cầu cụ thể và khẩn trương của con người vượt lên trên những phạm trù thuần tuý
kinh tế (số 318). Những lý giải về hoạt động sản xuất theo kiểu máy móc và kinh
tế đã bị bắt bẻ do sự phân tích khoa học của các vấn đề gắn liền với lao động.
Lao động là một hoạt động tự do và sáng tạo của con người. Các nhu cầu của con
người không chỉ giới hạn vào sự chiếm hữu; bản chất và ơn gọi của con người còn
duy trì liên hệ với Đấng Siêu Việt.
3. Trước nguy
cơ của sự giày xéo các quyền lợi căn bản, cần phải nghĩ ra những hình thức liên
đới mới (số 319): giữa các thể chế quốc gia và quốc tế, giữa nền kinh tế cũ và
mới; giữa sự canh tân kỹ thuật và nhu cầu bảo vệ lao động; giữa sự tăng trưởng
kinh tế và sự phù hợp với môi trường.
4. Các nhà
khoa học và những nhà trí thức được mời gọi hãy góp phần vào việc tìm ta những
giải pháp công bằng (số 320): vạch ra những cơ may và rủi ro trong các sự thay
đổi; đề nghị những đường hướng hoạt động để hướng dẫn sự thay đổi theo chiều
hướng thuận lợi cho sự phát triển của toàn thể gia đình nhân loại, nhờ những
chính sách kinh tế.
5. Đứng trước
tình thế mất quân bình hiện nay, cần tái lập hệ trật các giá trị, đặt phẩm giá
của con người lên hàng đầu (số 321). Cần phải xúc tiến tiến trình phát triển
tình liên đới ở tầm mức thế giới, như điều kiện sống còn của các dân tộc. Cần
phải toàn cầu hóa tình liên đới, làm sao để cho con người trở thành chủ động
chứ không phải là công cụ của các sự thay đổi.
6. Khung cảnh
toàn cầu hóa hiện nay mở ra một viễn tượng đề cao khuynh hướng tự nhiên của con
người là muốn thiết lập những tương quan (số 322). Cần khẳng định rằng tiên vàn
chiều kích hoàn vũ thuộc về con người, chứ không phải về đồ vật. Kỹ thuật có
thể là nguyên nhân, là dụng cụ cho sự toàn cầu hóa, những nguyên nhân đệ nhất
phải là tính toàn cầu của gia đình nhân loại. Lao động cũng mang một chiều kích
hoàn vũ (toàn cầu). Bên cạnh những khía cạnh tiêu cực của hiện tượng toàn cầu
hoá, chúng ta nên nhận ra những khía cạnh tích cực được mở ra, đó là tình liên
đới của thế giới lao động. Con người càng ý thức hơn ơn gọi liên đới hoàn vũ
của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét