Trang

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

GIÁO HUẤN XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI VỀ GIA ĐÌNH


     

        Sau phần dẫn nhập tổng quát, chúng ta bước sang phần chuyên biệt, bắt đầu là Gia đình. Như đã ghi nhận trong mục 6 của bài trước, nhiều giáo trình GHXH (thí dụ sách của Giám mục Nguyễn Thái Hợp) không bàn về đề tài này.
       Nói đúng ra, gia đình là một đề tài rất rộng, bao gồm nhiều khía cạnh nghiên cứu: xã hội học, dân tộc học, tâm lý học, y khoa, kinh tế, pháp luật, vv. Ngay trong lãnh vực thần học, gia đình được nghiên cứu trong nhiều bộ môn: bí tích (hôn nhân), luân lý (tình yêu, phái tính,) giáo luật[i]. Tại Giáo triều Rôma,  một cơ quan đã được thiết lập để chuyên lo về các vấn đề gia đình: “Hội đồng Toà Thánh về gia đình”, bên cạnh “Hội đồng về giáo dân”, “Hội đồng về Công lý Hòa bình”.
       Trong bối cảnh ấy, chúng ta có thể đoán được rằng GHXH (hay đúng hơn: sách TLHT) chỉ bàn đến một vài khía cạnh của gia đình, đặc biệt về chiều kích xã hội, như đã xác định trong tựa đề của chương Năm “Gia đình, tế bào sống động của xã hội”. Vì thế nếu muốn có cái nhìn toàn diện về giáo huấn của Giáo hội về gia đình, cần phải bổ túc thêm với những tài liệu khác.
       Bài này gồm hai mục: 1/  “Tóm lược” sách Tóm Lược. 2/ Vài nhận xét

*** Chữ viết tắt
GĐ = Gia đình
GHXH = Giáo huấn xã hội của Giáo hội
TLHT = Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội
XH = xã hội

                                                                  ------------

        MỤC GIA ĐÌNH THEO SÁCH TLHT
      
       Chương Năm (số 209-254) gồm 5 đoạn:
       I. Gia đình xã hội tự nhiên thứ nhất.  GĐ là một xã hội cơ bản, và xã hội gia đình hiện hữu trước các xã hội ở cấp cao hơn. Đoạn này bàn đến tầm quan trọng của GĐ đối với cá nhân vào đối với xã hội. (Click)
       II. Hôn nhân, nền tảng của gia đình. Tuy rằng trong nhiều ngôn ngữ, hai hạn từ “hôn nhân” (marriage) và “gia đình” (famille) đôi khi được dùng như đồng nghĩa, nhưng ở đây, hai thực thể được tách ra: hôn nhân là nền tảng của gia đình. Hậu quả, ai phá huỷ hôn nhân thì cũng phá huỷ gia đình. Đối với người Kitô hữu, hôn nhân còn là một bí tích. (Click)
       III. Gia đình, một chủ thể xã hội, nghĩa là một chủ thể của những quyền lợi và nghĩa vụ. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu ý nghĩa của tình yêu, của việc đón nhận sự sống, của việc giáo dục con cái. (Click)
       IV. Gia đình, tác nhân của đời sống xã hội. GĐ góp phần chủ động vào sinh hoạt xã hội, cách riêng trong lãnh vực lao động và kinh tế. (Click)
       V. Xã hội phục vụ gia đình. Đối lại với đoạn vừa rồi, xã hội có những nghĩa vụ đối với gia đình. (Click)

MỤC NHẬN XÉT

       Chúng ta đã trình bày GHXH dựa theo thứ tự các đoạn của sách TLHT. Dĩ nhiên có nhiều cách thức để trình bày vấn đề.

I. Những đe dọa định chế hôn nhân và gia đình. (Click)
II. Cách lập luận. (Click)
III. Những điểm cần đào sâu. (Click)

KẾT LUẬN (Click)

[i] Một thí dụ từ sách Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo. Đề tài “hôn nhân và gia đình” được bàn rải rác ở nhiều mục: Tạo dựng nam nữ (số 369-373). Bí tích hôn phối (số 1601-1658). Điều răn thứ tư: Gia đình trong kế hoạch của Thiên Chúa (số 2201-2232).  Điều răn thứ sáu: Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ (số 2231-2391)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét