Trang

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

I. GĐ, xã hội tự nhiên thứ nhất


       
XH “tự nhiên” (société naturelle) có nghĩa là cộng đồng thành hình do bản tính (nature) con người đòi hỏi, vì thế cũng gọi là “tất yếu” (nécessaire); đối lại với các XH “nhiệm ý” (optionelle, libre) được thành hình do một sự thoả thuận giữa con người với nhau (chẳng hạn: một hiệp hội), không bắt buộc tất cả mọi người tham gia.
       Tầm quan trọng của GĐ có thể được phân tích dưới ánh sáng của mạc khải, hoặc theo lý trí. Trước tiên, chúng ta ôn lại những dữ kiện căn bản của Kinh thánh (Cựu ước và Tân ước), và sau đó, chúng ta sẽ phân tích nhờ  sự suy tư lý trí.
A. Tầm quan trọng của GĐ đối với cá nhân và xã hội, dựa theo mạc khải
       1/ Trong kế hoạch tạo dựng của Thiên Chúa (số 209)
       - Con người không thể sống một mình (ST 2,18). Việc tạo dựng đôi nam nữ diễn tả mối thông hiệp giữa con người: cả hai trở nên một thân thể (St 2,24). Đôi hôn nhân này cũng nhận được sứ mạng sinh sản (St 1,28).
       - GĐ là nơi đầu tiên để học làm người và học sống tương quan xã hội. GĐ là chiếc nôi của sự sống và tình yêu.
       2/ Trong Giao ước mới (số 210)
           a) Chúa Giêsu đã mang lại phẩm giá cao quý cho định chế hôn nhân, bằng đời sống và lời giảng của Người.  GĐ là nơi mà con người học biết tình thương và lòng trung tín của Chúa; nơi mà con cái học hỏi về đức khôn ngoan và việc thực hành các nhân đức khác.
           b) Chúa Giêsu đã thiết lập hôn nhân thành bí tích của giao ước mới.
       Xét vì GĐ đã được thiết lập bởi  Thiên Chúa Đấng Tạo hoá, cho nên đối với người tín hữu, GĐ là một định chế thuộc về thiên luật (số 211)
B. Tầm quan trọng của GĐ đối với cá nhân và xã hội, dựa theo lý luận tự nhiên
       1/ GĐ quan trọng đối với cá nhân (số 212)
       - GĐ là nơi mà em bé có thể triển nở những tài năng của mình và ý thức về phẩm giá của mình. Tình yêu trao hiến của cha mẹ tạo nên bầu khí thuận lợi cho sự triển nở của con cái.
       - GĐ là “môi sinh” nơi mà con cái hấp thụ những khái niệm sơ khởi về : sự thật, điều tốt; ý thức thế nào là một “nhân vị”.
       2/ GĐ quan trọng đối với xã hội (số 213)
       Nếu không có những GĐ gắn bó chặt chẽ thì các dân tộc sẽ suy yếu. GĐ góp phần vào sự thịnh vượng của XH một cách độc đáo và không thể nào thay thế.
       a) GĐ là “xã hội” thứ nhất của nhân loại, bởi vì là một cộng đoàn gồm bởi nhiều người. Hơn thế nữa, GĐ là một đơn vị XH kiểu mẫu, tránh được hai thái cực: một đàng là chủ nghĩa cá nhân, một đàng là chủ nghĩa tập thể. Trong GĐ mỗi thành viên được đối xử như một nhân vị, được trân trọng quý mến như là một chủ thể, chứ không bị xử dụng như là phương tiện. Chính tại GĐ mà người ta thực tập đảm nhận những trách nhiệm xã hội và tình tương thân tương ái.
       b) GĐ giữ vị trí ưu tiên so với xã hội và Nhà Nước[i] (số 214). GĐ không hiện hữu vì xã hội và Nhà Nước; nhưng xã hội và Nhà Nước hiện hữu vì gia đình.
       - GĐ hiện hữu dựa trên bản tính của con người, chứ không do sự thừa nhận của Nhà Nước. GĐ là chủ thể của những quyền lợi bất khả xâm phạm.
       - Trong quan hệ đối với GĐ, xã hội và Nhà Nước có nghĩa vụ tôn trọng nguyên tắc hỗ trợ. GĐ cần phải được hưởng những trợ cấp của xã hội để có thể hoàn tất những trách nhiệm của mình.



[i] Chúng ta không muốn đặt lên câu hỏi: gia đình xuất hiện trước Nhà Nước, hay Nhà Nước xuất hiện trước gia đình? Nhưng điều chắc chắn là nếu gia đình tan rã thì Nhà Nước cũng sụp đổ luôn! Không có gia đình, ai sẽ sinh ra các người công dân?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét