Trang

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

VI. Tình liên đới giữa các công nhân


   
  Đoạn này tiếp nối tư tưởng của đoạn trước: trong số những quyền lợi của các công nhân, có quyền thành lập hiệp hội (nghiệp đoàn) để bảo vệ các quyền lợi ấy.
      A. Tầm quan trọng của các nghiệp đoàn
      1. Khi theo đuổi mục tiêu cụ thể nhằm phục vụ công ích, các tổ chức nghiệp đoàn góp phần vào việc xây dựng trật tự xã hội và tình liên đới (số 306). Lý do hiện hữu của các nghiệp đoàn là: bảo vệ các quyền lợi chính đáng của các công nhân; xây dựng tình liên đới và trật tự xã hội.
      2. Những tương quan giữa các công nhân phải dựa trên sự hợp tác (số 306). Vì thế cần loại bỏ sự hận thù và tranh đấu nhằm diệt trừ giới tư bản. Các nghiệp đoàn không phải là những người phát ngôn của cuộc đấu tranh giai cấp để giật lấy quyền cai trị. Các nghiệp đoàn là những người tranh đấu cho công bằng xã hội, tranh đấu cho quyền li các công nhân.
      3. Ngoài ra, các nghiệp đoàn còn đóng vai trò đại diện nhắm đến việc tổ chức đời sống kinh tế (số 307). Các nghiệp đoàn cũng có vai trò đào tạo lương tâm xã hội cho các công nhân để phục vụ công ích. Các nghiệp đoàn cũng có thể nhắc nhở chính quyền để họ biết quan tâm đến các công nhân. Tuy nhiên các nghiệp đoàn không phải là đảng phái chính trị, và không nên gắn chặt với các đảng phái.
      B. Những hình thức mới của tình liên đới
      Trong bối cảnh toàn cầu hoá, các nghiệp đoàn được mời gọi hoạt động theo những hình thức mới (số 308): những hình thức hợp đồng mới, có thời hạn; việc sát nhập các xí nghiệp với hậu quả gây ra cho quyền làm việc của các công nhân; quyền lợi của những người di dân, vv. Vì thế cần chú trọng đến giá trị chủ thể của lao động, chứ không chỉ nhằm đến ích lợi kinh tế, lợi nhuận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét