Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012
V. Xã hội phục vụ GĐ
Đoạn
này ngắn nhất chỉ gồm 3 số.
1.
Nhà Nước phải nhìn nhận GĐ như là một chủ thể (số 252).
-
Nhà Nước phải tôn trọng và cổ võ GĐ.
-
Nhìn nhận vị trí ưu tiên của GĐ
-
Cổ động căn cước chính đáng của đời sống GĐ
-
Dùng chính sách và lập pháp để bảo vệ những giá trị của GĐ
-
Tôn trọng sự sống
-
Tôn trọng quyền tự do của cha mẹ trong việc giáo dục con cái
-
Thực hành nguyên tắc hỗ trợ.
2.
Tôn trọng các quyền lợi của GĐ (số 253)
-
Nhìn nhận căn cước của GĐ như là xã hội đặt nền tảng trên hôn nhân.
-
Không đồng hóa GĐ với những hình thức chung sống mà bản chất không đáng mang
tên là GĐ.
3.
Nhìn nhận vị trí ưu tiên của GĐ có nghĩa là vượt qua những quan niệm ích kỷ, và
lưu tâm đến chiều kích của GĐ trong viễn tượng văn hóa và chính trị (số 254).
Khi giải quyết các vấn đề xã hội, cần phải nhìn đến con người không những như
là những cá nhân mà còn trong tương quan với các tế bào gia đình mà họ là phần
tử (đoàn tụ gia đình)[i].
[i] Thực tế xem ra trái ngược. Khi tuyển chọn
nhân viên, người ta nhắm đến những người độc thân (cách riêng nữ giới) hơn là
những người có gia đình. Có lẽ đây là sự tính toán thiếu tâm lý, bởi vì theo
các nhà kinh tế học, những người đã lập gia đình thì có tinh thần trách nhiệm
hơn, và cũng không dám tiêu pha bừa bãi!
Những câu hỏi mở đầu
Trước
khi đi vào đề, thiết tưởng cần trả lời hai câu hỏi mở đầu:
1.
Giáo huấn xã hội là gì?[1]
2.
Tại sao tôi phải quan tâm đến Giáo huấn
xã hội?
DẪN NHẬP VÀO GIÁO HUẤN XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI
Những câu hỏi mở đầu (Click)
1. Giáo huấn xã hội là gì?
2. Tại sao tôi phải quan tâm đến Giáo huấn xã hội?
Nguồn gốc môn học?
Thành hình từ hồi nào? Ai là tác giả? Tại sao Giáo hội phải lên tiếng?
Dựa trên cơ sở nào?
Mục 2. Sự thành hình GHXH
I. Những giáo huấn cổ truyền (Click)
A. Kinh thánh: Cựu ước và Tân ước
B. Các giáo phụ
C. Thần học kinh viện
II. Những vấn đề hiện đại (Click)
A. Thời phác họa vấn đề: đức Lêô XIII
B. Thời khủng hoảng của các chế độ: đức Piô XI
C. Thời chiến tranh thế giới và chiến tranh lạnh:
đức Piô XII
D. Thời lạc quan của thập niên 60: đức Gioan XXIII.
Công đồng Vaticanô II
E. Thời khủng hoảng trong xã hội và Giáo hội: đức
Phaolô VI
F. Thời xác định căn cước GHXH trước một trật tự thế
giới mới: đức Gioan Phaolô II.
Mục 3. Bản chất GHXH
I. Tiến triển trong việc xác định bản chất GHXH (Click)
II. Giá trị của GHXH (Click)
A. Những cấp độ giá trị
B. Ba cấp độ trong GHXH: 1/ Nguyên tắc suy tư. 2/
Tiêu chuẩn phán đoán. 3/ Định hướng hành động
Mục 4. Phương pháp xây dựng GHXH (Click)
- Suy diễn hay quy nạp?
- Xem / Xét / Làm
- Phương pháp liên ngành
- GHXH mang ba chiều kích: lý thuyết - lịch sử - thực tiễn
Mục 5. Những nguyên tắc căn bản của GHXH
I. Khái niệm (Click)
A. Những nguyên tắc đơn giản: 1/ Bác ái. 2/ Nhân đức
công bằng. 3/ Công bằng và bác ái
B. Những nguyên tắc chuyên môn
II. Những nguyên tắc căn bản của GHXH theo sách TLHT (Click)
A. Nguyên tắc nền tảng của GHXH: phẩm giá con người
và những quyền lợi căn bản
B. Bản tính con người là sống trong xã hội: nguyên
tắc công ích
C. Nguyên tắc tổ chức xã hội: liên đới và hỗ trợ
D. Con người với xã hội: nguyên tắc tham gia vào đời
sống xã hội và chia sẻ tài sản.
E. Những giá trị luân lý trong việc tổ chức xã hội: chân
lý, tự do, công bình, tình yêu.
I. Dẫn nhập
Phụ lục I. Các văn kiện
của Giáo hội bàn về xã hội
Phụ lục II. GHXH trong
Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo
Chữ viết tắt
GHXH: Giáo huấn xã hội của Giáo hội
GLCG: Sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo
TLHT: Sách Tóm lược Học thuyết xã hội của Giáo hội Công
giáo
---------
Trong Bài thứ nhất, mang tính cách dẫn nhập, chúng
tôi xin trình bày vài khái niệm về Giáo huấn xã hội của Giáo hội (viết tắt: GHXH), tương đương với Phần I của
sách TLHT (bốn chương đầu) bàn về những yếu tố căn bản của GHXH.
1/ Nguồn gốc GHXH
2/ Sự thành hình GHXH
3/ Bản chất GHXH
4/ Phương pháp xây dựng GHXH
5/ Những nguyên tắc của GHXH
6/ Những đề tài chính của GHXH.
Những bài kế tiếp sẽ lần lượt nghiên cứu bảy đề tài
chuyên biệt được bàn trong Phần II của sách TLHT, đó là: 1/ Gia đình (chương
5). 2/ Lao động (chương 6). 3/ Kinh tế (chương 7). 4/ Cộng đồng chính trị
(chương 8). 5/ Cộng đồng quốc tế (chương 9). 6/ Môi sinh (chương 10). 7/ Hòa
bình (chương 11).
Như sẽ nói sau, có thể xếp đặt các đề tài chuyên
biệt theo một thứ tự khác, thậm chí có thể thêm hoặc bớt vài đề mục. Điều này
không những tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của tác giả nhưng còn tuỳ thuộc hoàn cảnh
địa phương.
Hướng dẫn học hỏi GHXHCG (Lm Giuse Phan Tấn Thành O.P.)
Lời Mở Đầu
Bài 2: GHXHCG về Gia đình. (Click)
Bài 3: GHXHCG về Lao động. (Click)
Bài 6: GHXHCG về Cộng đồng Quốc tế (Click)
Bài 7: GHXHCG về Bảo vệ môi trường (Click)
Bài 8: GHXHCG về Bảo vệ hòa bình (Click)
Bài 9: GHXHCG về Mục vụ xã hội (Click)
Bài 10: Kết luận (Click)
Linh Mục Giuse Phan Tấn Thành O.P.
Khi được vài anh chị em giáo dân nhờ hướng dẫn học hỏi về Giáo huấn xã hội của Hội
thánh, tôi đã đề nghị tìm một tài liệu căn bản để cùng nhau nghiên cứu. Chúng
tôi đã nhất trí dùng sách Tóm lược Học
thuyết xã hội của Giáo Hội Công giáo, do Hội đồng Tòa thánh về Công lý và
Hòa bình phát hành năm 2004, và được dịch sang tiếng Việt do linh mục Nguyễn Ngọc Sơn cùng với Uỷ ban Bác ái xã hội của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Bản văn
có thể đọc trên website của cơ quan này:
Dù
mang tựa đề là “Tóm lược”, nhưng nguyên bản tiếng Ý dày hơn 500 trang. Số lượng
trang sách có thể làm cho người đọc “ngán” tiếp xúc; vì vậy đã có những người
tìm cách tóm tắt cuốn Tóm lược, rút xuống chừng độ một-hai trăm trang thôi. Tuy
nhiên, thiển nghĩ điều ngại ngùng thật
sự không phải do số trang cho bằng cách trình bày vấn đề. Vì mang tính cách tóm
lược cho nên bản văn đi thẳng vào nội dung, nhằm trình bày đạo lý của Giáo hội,
chứ không dài dòng với nguồn gốc của những cuộc tranh luận hoặc với những quan
điểm khác, và cũng không đi vào những chi tiết áp dụng[1].
Tập
tài liệu này được soạn như là hướng dẫn để tiếp cận cuốn sách “Tóm lược” (viết
tắt: TLHT), bằng cách:
-
trình bày bối cảnh của những vấn đề được nêu lên;
-
trình bày những quan điểm hoặc giải pháp khác nhau đã được đề xướng;
-
trình bày giáo huấn của Giáo hội; ở điểm này, chúng tôi sẽ tóm tắt nội dung của
sách Tóm lược.
Tiếp
đến là những gợi ý suy tư để áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể.
Cấu trúc của tập tài liệu
Tài
liệu được chia ra thành “Bài”, thay vì “Chương” để tránh lẫn lộn với chương của
sách Tóm lược. Con số của Bài không nhất thiết tương ứng với số của Chương
sách.
Bài 1: Dẫn nhập vào Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo (GHXHCG). (Click)
Bài 2: GHXHCG về Gia đình. (Click)
Bài 3: GHXHCG về Lao động. (Click)
Bài 6: GHXHCG về Cộng đồng Quốc tế (Click)
Bài 7: GHXHCG về Bảo vệ môi trường (Click)
Bài 8: GHXHCG về Bảo vệ hòa bình (Click)
Bài 9: GHXHCG về Mục vụ xã hội (Click)
Bài 10: Kết luận (Click)
Linh Mục Giuse Phan Tấn Thành O.P.
[1] Xc. Tóm lược Học thuyết Xã hội
(viết tắt TLHT), số 8.
Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012
Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012
Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012
Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012
Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012
Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012
NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI TRONG VIỆC ĐÀO TẠO LINH MỤC
(do Bộ Giáo Dục Công Giáo phổ biến ngày 27/06/1989)
Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)